BÈO GIẠT
Chân ước chân ráo vừa
từ trại tị nạn Hồng Kông đến Hoa kỳ, nhờ một người bạn cũ giới thiệu, Tùng xin
được một chân xếp sách tại thư viện đại học Stanford, Tùng bắt tay vào việc
thuê chỗ ở. Căn nhà Tùng mới thuê nằm ở tầng thứ hai của cư xá Pinewood trong
vùng Oakland cách khu đại học Berkeley tám dặm về phía nam. Bà
chủ nhà là một người Mỹ gốc Nhật, sinh đẻ tại Mỹ, có một cái tên khó nhớ, bà
Mushu. Cư xá gồm một tầng trệt và hai tầng lầu, mỗi tầng có tám căn, bốn
căn nhìn ra đường Coolidge, bốn căn trông ra một công viên cũ, mùa hè chỉ thấy
chim, mùa thu chỉ thấy lá rụng, không thấy người đi
dạo mát, ngay cả vào mùa hè nắng gắt. Tùng nghe người chung
quanh đồn rằng công viên
Bà Mushu cũng từ đó bỗng
đổi tính. Bà giao ngôi biệt thự trên
đồi thông cho con gái trông coi, dọn về cư xá Pinewood. Bà
lấy một phòng ở tầng hai góc trái trông ra công viên. Bà
gắn một thang máy dùng riêng cho bà lên xuống. Cô Susan, con gái bà khi
đến thăm cũng dùng các bậc tam cấp như những người thuê phòng. Ông John, một
người cháu của bà cùng vợ và hai con ở một căn góc bên phải ở tầng trệt quản lý
cư xá giúp bà. Ông John lo việc cho thuê tầng trệt, tầng ba và 4 căn tầng hai
nhìn ra đường Coolidge và kế toán sổ sách. Bà Mushu dành việc
đích thân cho thuê 3 phòng còn lại ở tầng hai trông ra công viên. Không
ai hiểu lý do bà dành công việc đó. Không biết ông John có biết không, nhưng
không ai hỏi và ông cũng chẳng hé răng. Ba căn phòng của bà Mushu sau bao nhiêu
năm vẫn còn trống, các căn khác ông John đã cho thuê hết.
Khi Tùng dọn vào người
thuê nhà trong cư xá nhìn Tùng một cách tò mò. Đã lâu lắm không thấy ai dọn vào dọn
ra. Sự tò mò làm Tùng nhớ hôm gặp bà chủ nhà. Ông John dẫn Tùng vào phòng bà Mushu nói ông Tùng muốn thuê nhà rồi
rút lui không thêm một lời nào. Phòng khách bà Mushu trang trí theo lối Nhật Bản. Một bàn vuông thấp đặt trên một tấm thảm
mầu đỏ gạch, chung quanh có hai chiếc ghế thấp đan bằng mây đáy ghế sát mặt
thảm có lưng dựa. Hai góc phòng đặt hai chiếc ghế chân cao
dành cho khách. Bà Mushu ngồi gần như bất động trên
chiếc ghế thấp ngả người vào lưng tựa, hai chân duỗi thẳng dưới chiếc bàn thấp.
Bà mặc một chiếc váy màu vàng điểm những chấm đỏ tròn.
Một chiếc áo tay dài trắng toát che kín cổ bằng hàng
nút khép chặt trước ngực. Ánh sáng trong căn phòng vừa đủ sáng để Tùng nhận ra
một bức tranh lớn vẽ cảnh hoàng cung của Nhật hoàng tại Đông Kinh treo trên
tường đối diện với chiếc cửa sổ độc nhất trông ra công viên. Bức tường bên trái
treo chân dung đô đốc Yamamoto. Bà Mushu chỉ tay mời
Tùng ngồi trên chiếc ghế đặt ở góc phòng. Chiếc đồng hồ của
một nhà thờ đâu đó thong thả điểm 10 tiếng. Bà Mushu nói:
"Anh đến đúng giờ. Đó là điều kiện thứ nhất."
Bà hỏi tiếp:
"Anh học ở trường
nào? Stanford hay
"Tôi làm việc ở
Stanford" Tùng đáp.
"Thế thì tốt"
Bà Mushu nói. "Anh
đạt điều kiện thứ hai. Tôi cho anh thuê căn phòng bên cạnh, giống căn
tôi đang ở, có sẵn đồ đạt. Tiền nhà mỗi tháng $300 đồng, trả
hai lần một tháng, vào ngày 15 và ngày cuối tháng vào lúc 7 giờ chiều. Trả bằng chi phiếu cá nhân. Tôi không có
thì giờ viết biên nhận. Anh không cần trả tiền cọc.
Nếu trả trễ một ngày xem như chấm dứt khế ước thuê nhà.
Đây bản khế ước. Anh đọc kỷ trước
khi ký." Bà Mushu nói như ra lệnh không chờ ý kiến của Tùng.
Bà rút trong chiếc ví da
lớn để dưới gậm bàn ra một bản khế ước 3 trang đặt lên bàn. Tùng đứng lên cầm khế ước, mừng thầm thuê được căn phòng
rẻ, hợp với túi tiền, không quan tâm đến các điều kiện. Tùng không bực mình về
thái độ và cách ăn nói của người chủ nhà, thấy vui vui
như đang đọc được một câu chuyện hay. Tùng lướt nhanh qua bản
khế ước, mắt liếc nhìn tấm hình của đô đốc Yamamoto treo trên tường đối diện.
Ông đứng trên đài chỉ huy Tư lệnh hạm của hạm đội hoàng gia Nhật trong bộ quân
phục đô đốc hải quân trắng tinh, ngực đầy huy chương, nét mặt điềm tỉnh nhưng
không dấu nét kiêu hùng, mắt hướng về chân trời sóng nước xa tắp, như thách
thức bất cứ ai dám đương đầu với hải quân hoàng gia. Sau lưng ông lá cờ Nhật có
mặt trời đỏ chói tỏa ánh sáng rực rỡ ra bốn phương trên nền trắng đang tung bay trước gió.
Bắt
chợt được sự chú ý của Tùng, bà Mushu hỏi:
"Anh có biết có một người hùng trong
lịch sử Nhật Bản không?"
Tùng hờ hững gật đầu tỏ
ý biết, nghĩ rằng bà Mushu hỏi cho có lệ.
Tùng học sử về trận thế giới đại chiến thứ 2 còn nhớ đô đốc Yamamoto, người
hoạch định tấn công Trân Châu Cảng không báo trước tiêu diệt trọn hạm đội Thái
Bình Duơng của Hoa Kỳ, sau đó bị Hoa Kỳ trả thù giết trong một cuộc tập kích
trên không ở miền nam Thái Bình Dương.
Bà Mushu nhắc lại: "
Có không, Có anh hùng không?"
Tùng hơi ngạc nhiên, trả lời:
"Dạ có" vừa đủ
Tùng nghe để làm vui lòng bà chủ nhà.
Bà Mushu lặp lại: "Anh hùng chứ. Anh
nói cho tôi nghe 'anh hùng' đi."
Lần này Tùng ngạc nhiên thật sự, và như
một cái máy Tùng nói, giọng không thoát ra khỏi cổ họng:
"Vâng anh hùng, thật là anh
hùng."
Bà Mushu mĩm cười sung sướng. Bà lần tay trong chiếc ví nhỏ nằm trong chiếc ví da lớn rút ra một
chiếc chìa khoá bằng đồng còn mới tinh như chưa bao giờ dùng đưa cho Tùng và
nói:
"Đây chìa khoá nhà
anh. Anh có thể dọn
đến từ ngày mai, tiền thuê nhà tính từ đầu tháng tới. Nhớ
một điều nhà cửa lúc nào cũng phải ngăn nắp sạch sẽ - có ghi trong khế ước -
tôi sẽ kiểm soát hằng tuần."
Tùng định ngày mai dọn
vào, lợi được một tuần nên không chú ý đến điều kiện mới. Bà Mushu già hơn mẹ mình khó tính một
chút cũng chẳng sao. Tùng chưa quên những ngày ở trại
tị nạn Hồng Kông. Mấy chú an ninh non choẹt ra
lệnh gì cũng phải răm rắp tuân theo. Tùng gật đầu nhận chìa
khóa, hứa ngày mai dọn vào rồi đứng dậy chào bà Mushu ra về.
Chưa ra khỏi cửa, bà Mushu gọi lại:
"Còn quên tôi chưa
dặn anh, không được tiếp bạn gái trong phòng."
Tùng ngừng lại nơi ngưỡng cửa nhớ đến Thu,
người vợ Tùng đang làm thủ tục bảo lãnh sắp sang. Tùng nói:
"Thưa bà, tôi có
vợ!"
Như không nghe Tùng nói, bà Mushu nhắc
lại:
"Anh nghe cho rõ. Tôi nói không được tiếp bạn gái trong
phòng."
Rồi bỗng giọng bà trở nên thân thiết:
"Còn một điều không
ghi trong khế ước, anh có thể thăm tôi mỗi ngày khi đi làm về. Anh cỡ tuổi con trai tôi nếu nó còn sống và biết kính
trọng người lớn tuổi như anh".
Tùng trả lời "tôi
hiểu" bước vội xuống thang lầu như để khỏi nghe thêm một điều kiện nào
nữa.
***
Thu, người vợ mới cưới
hai năm trước của Tùng đang chờ tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh
phỏng vấn. Thủ tục
đến giai đọan hoàn tất Thu càng quyến luyến quê hương. Trong mấy bức thư viết cho Tùng gần đây Thu ít nhắc đến nổi vui đoàn tụ
với Tùng, trái lại chỉ nói đến sự chia tay với mẹ và hai người chị ruột. Thu
quê Hà Tiên, gia đình không có con trai. Ba Thu có mấy cửa tiệm may âu phục và
áo dài phụ nữ, làm ăn khá giả. Mẹ
Thu lo quán xuyến gia đình. Hai người chị Thu đã lập gia đình và được ba
Thu giúp mở cửa tiệm may riêng. Thu là con gái út được cưng chiều, và là con
gái độc nhất trong gia đình được học hết cấp trung học. Nghĩ
đến tương lai của Thu, ba mẹ Thu muốn Thu được ra nước ngoài để học thêm.
Trong một chuyến về quê thăm nhà Tùng gặp Thu. Tùng
tưởng là tình cờ, sau này Tùng biết do ba mẹ Thu sắp xếp qua một người bạn của
chị Thu. Nước da trắng mịn, đôi mắt đen hiền lành nhìn thẳng
vào người đối diện, chiếc mũi thẳng làm Thu đẹp một cách dịu dàng khiêm tốn.
Tùng có cảm tình với Thu ngay khi được giới thiệu. Trái lại Thu xem Tùng như bạn. Được sống sung túc trong đôi
tay cưng chiều của mẹ có hai chị và các cháu vui đùa Thu không thấy thiếu tình cảm.
Hôn lễ cử hành xong, Thu
về ở với mẹ Tùng. Nhà
Tùng cũng ở thị xã Hà Tiên. Tùng còn mẹ và hai người
em, một trai một gái. Em trai Tùng đi nghĩa vụ quân sự và đang đồn trú
tại một đơn vị trên cao nguyên miền Trung. Em gái Tùng xấp xỉ
tuổi Thu, chưa chồng ở với mẹ. Đêm tân hôn Thu để
nguyên bộ áo cưới nằm xoay lưng lại Tùng khóc rấm rức. Thu nhớ mẹ. Tùng nghĩ thầm, cách mấy khu phố Thu đã vậy,
sang Mỹ sẽ sao đây? Tùng không ép. Thu
khóc chán rồi ngủ thiếp đi. Tùng ở lại Hà Tiên mười hôm trước khi trở
lại Hoa Kỳ. Cuộc ân ái vợ chồng với Thu lần đầu tiên đã đến trong sự tự nhiên,
không nài ép nhưng không làm cho Tùng cũng như Thu cảm thấy tuyệt đỉnh của thú
yêu đương. Thu thấy như một thứ bổn phận. Nhưng cuộc ân ái làm hai người gần nhau hơn. Thu thôi
không còn khóc rấm rức nữa, còn Tùng thấy bổn phận nặng nề hơn.
***
Mang hai chiếc vali vào phòng để lên sàn
nhà, Tùng bước tới kéo cao chiếc màn bằng nhựa nơi chiếc cửa sổ trông ra công
viên cho sáng nhà rồi vội vàng sang thăm bà Mushu. Bà ngồi
đúng chỗ và đúng tư thế như hôm Tùng đến thuê nhà. Một thiếu phụ ngồi
xệp trên chiếc ghế thấp đối diện với bà đang rót sữa nóng vào một chiếc cốc
bằng thủy tinh có tay cầm. Chưa kịp hỏi người thiếu
phụ chìa tay bắt tay Tùng giới thiệu:
"Tôi là Susan
Mushu. Tôi đến thăm mẹ tôi hằng tuần
và mang đến một ít thức ăn cho mẹ tôi. Mẹ tôi có nói đến anh. Chốc
nữa tôi sẽ sang nhà anh xem có thiếu gì về phần chủ nhà để tôi sắm."
Tùng cảm ơn và ngồi ở
chiếc ghế góc nhà. Tùng chưa kịp ngỏ
lời vấn an bà Mushu đã chỉ bức tranh đô đốc Yamamoto
lên tiếng:
"Nước Nhật có một người anh hùng
chứ?" Bà nhấn mạnh mấy chữ "một người anh hùng" như ngầm thúc
Tùng lặp theo bà.
Tùng lặp lại gần như vô thức:
"Vâng, có một người anh hùng."
Susan nhìn Tùng vừa ngạc
nhiên, vừa biểu lộ cảm tình. Cô hiểu
tại sao mẹ mình mến
người thuê nhà trẻ tuổi này. Susan thấy trong cung cách của
Tùng có một cái gì khác hơn là sự phục tùng.
***
Bước vào phòng Tùng
Susan và Tùng đứng trong phòng khách nói chuyện với nhau. Ánh sáng ban mai chiếu chan hòa qua cửa sổ. Susan nói:
"Tôi cảm ơn anh xử
sự tốt với mẹ tôi. Bà
vốn khó tính và khó tính hơn từ ngày công viên
Cảm thấy chưa đủ, Susan tiếp:
"Mẹ tôi rất khó trong quan hệ nam nữ
như bà còn sống ở thập niên 30 hay 40. Tôi còn ở quá đến giờ
này cũng vì mẹ tôi. Đi chơi với bạn trai bà biết bà
chửi không tiết lời cho là thiếu giáo dục. Ba tôi không đồng ý với quan
niệm cứng nhắc của bà nhưng chịu thua không kéo tôi ra khỏi ràng buộc của
bà."
Susan cười bông đùa tiếp:
"Nếu tôi gặp anh
sớm hơn mươi năm biết đâu mẹ tôi đã nghĩ khác. À mẹ tôi nói vợ anh sắp đến với anh
phải không? Từ nước nào vậy?"
Tùng ngước mắt nhìn Susan trả lời:
"Từ Việt
Susan nói: "Ồ, Việt
Chuyền đề tài Tùng hỏi:
"Hằng ngày ai nấu ăn
cho bà cụ?"
"Bà tự lo." Susan trả lời, "Và cũng chẳng khó
khăn gì. Bốn năm rồi, sau khi mừng thọ cửu tuần mẹ tôi chỉ ăn thức ăn mềm trong hộp. Bà tự mở hộp, đổ
ra bát, hâm nóng bằng microwave, dùng thìa múc ăn, vứt hộp không vào thùng rác.
Mỗi tuần tôi mang thức ăn đến và pha sữa nóng cho bà. Từ hồi ba tôi qua đời mẹ tôi vẫn tự lo lấy một mình."
Nghĩ đến mẹ, Tùng nói:
"Để mỗi buổi chiều sang thăm tôi làm
cháo nóng cho bà."
"Không được đâu ông
Tùng. Mẹ tôi không tự làm được thức ăn cho bà thì bà chết thôi. Tôi muốn giúp
bà cũng không cho." Susan trả lời vừa bước ra
cửa.
Vừa lúc đó tiếng bà Mushu vọng sang:
"Susan, Susan. Làm gì bên đó lâu vậy? Mày biết
con gái chưa chồng ở lâu trong phòng một người đàn ông khác không tiện
không?"
"Vừa xong việc, con
về đây" Susan nói lớn. Hai người nhìn nhau mĩm cười.
Tiễn Susan ra cửa Tùng
trở vào mở vali đồ đạt. Lúc này Tùng
mới có dịp quan sát kỷ nhà mới thuê. Phòng khách nhỏ có bốn ghế dựa lót da mầu
nâu thẩm xêáp chung quanh một chiếc bàn tròn lót kính
bên trên có một bình hoa nhỏ có mấy cành hoa hồng còn tươi sắp xếp theo kiểu
Nhật Bản. Bếp với phòng ăn là một, thông với phòng khách. Mặt bàn ăn lót kính có hai ghế gỗ. Bếp điện có hai
khung nấu và một lò nướng nằm cạnh một chiếc tủ lạnh hiêảu GE. Phiá trên bếp điện có ba tủ gỗ đầy đủ bát chén và dụng cụ nấu
nướng. Phòng tắm đối diện với phòng ngủ nằm khuất sau
một lối dẫn từ phòng khách vào.
***
Hội Tị nạn quốc tế ở New York lo sắp xếp
giúp việc chuyên chở bằng
đường hàng không thông báo cho Tùng biết chuyến bay Thu sẽ đến
San Francisco. Họ dặn Tùng ra phi trường với giấy tờ chứng tỏ
quan hệ giữa hai người. Tùng cũng nhận được một lá thư
ngắn của Thu: "Anh Tùng. Hội ICM vừa gởi vé máy bay đi Hoa kỳ cho Thu. Hội
nói anh biết chi tiết chuyến bay và sẽ đón Thu. Thu hơi lo vì
lần đầu tiên đi xa một mình. Hẹn gặp anh.
Thu" Lá thư không tỏ vẻ bồn chồn, không bộc lộ tình
cảm, như việc Thu đến với Tùng là một việc trời sắp xếp vậy thì phải làm vậy
thôi. Giờ này Thu nghĩ đến việc xa mẹ, xa chị em hơn là được
gần Tùng. Mấy năm chờ đợi giấy tờ, trong khi Tùng đếm từng ngày, thư từ của Thu lác đác nội dung chỉ có vậy. Lời lẽ kín đáo cho Tùng thấy Thu có chờ cũng như một người khách
chờ một đoàn tàu đến giờ sẽ tới. Tuy đã chung
chăn chung gối, Tùng có cảm tưởng Thu chưa phải của mình. Thu
còn là một vùng đất hoang chưa khai khẩn. Tùng biết quả tim Thu không dành cho ai, nhưng cũng chưa dành trọn cho
Tùng.
***
Qua tấm kính lớn ngăn
riêng khu di trú, Tùng thấy bóng Thu.
Thu xách một xách tay nhỏ, bên cạnh một cô nhân viên
hội thiện nguyện đang giúp làm thủ tục nhập cảnh. Tim Tùng
đập mạnh. Thu mặt quần lĩnh, áo dài Việt mầu nâu nhạt may đúng kiểu ôm
sát người nàng làm lộ hẳn da mặt trắng ngần của nàng bên cạnh những người đi
định cư khác áo quần tự do, tay xách tay mang. Nghĩ ở
đất Hoa Kỳ phụ nữ Việt
ít ai mặc áo dài khi ra đường Tùng lo lo. Thu bảo thủ lắm
không? Có giống bà Mushu không? Nghĩ đến con
gái của Tùng sau này ế chồng vì mẹ khó tính như Susan Tùng thấy trán ướt đâãm mồ hôi.
Tùng nhớ một hôm sau khi sang thăm bà
Mushu, Tùng thả bộ trên đường Green chạy dài theo công
viên Clark. Mùa thu đã đến. Lá vàng
lác đác rụng. Gió lạnh từ vịnh San Francisco thổi nhẹ vào vừa đủ rung những cành cây long não lưa thưa lá bên đường. Bên kia đường một cặp tình nhân tuổi đôi mươi nhàn nhã tản bộ. Cô thiếu nữ tóc vàng óng ánh. Bạn trai của
cô đầy sức sống, yêu đời. Bỗng một chiếc xe thể
thao Jaguar mui trần trờ tới. Thấy cặp tình nhân, chếc xe
chạy chậm lại, ép sát lề đường, hai thanh niên trên xe ngỏ lời trêu ghẹo người
thiếu nữ. Tùng đoán họ có quen biết nhau. Người thiếu nữ tỏ ý không bằng lòng. Bạn
trai cô và hai thanh niên nặng lời qua lại rất căng thẳng. Họ dùng tiếng lóng để chửi nhau. Bôãng
chiếc Jaguar ngừng hẳn lại, máy vẫn nổ, hai cánh cửa trước mở toang, hai người
thanh niên phóng nhanh xuống đường như đã toan tính trước với nhau. Một
người chạy đến một tay đè trên vai người thiếu nữ, tay
kia thúc vào lưng dùng sức mạnh đẩy thiếu nữ lên xe. Người kia
dáng bộ sẵn sàng hành hung dang tay đứng chận bạn cô. Tùng
vừa lúng túng vừa hoảng hốt. Báo hằng ngày từng tường thuật các vụ sinh
viên đoạt tình nhân, giết tình địch trong vùng vịnh San Francisco, nhưng Tùng
không thể tưởng tượng được việc đang diễn ra trước mắt. Đường vắng teo, ngoại
ngữ không thông, người nhỏ con, không biết võ thuật Tùng cắm đầu chạy chưa
biết phải làm gì. Vừa lúc đó một chiếc xe cảnh sát
chạy đến, hai thanh niên da trắng nhảy lên xe phóng chạy. Xe cảnh sát hụ còi
đuổi theo. Sự việc xẩy đến và chấm
dứt nhanh như trên màn ảnh truyền hình.
Cảnh sát San Francisco lấy lời khai nhân
chứng mấy ngày Tùng không mệt thể xác bằng âu lo khi nghĩ đến Thu. Tùng ý thức được Tùng phải có bổn phận che chở Thu. Ngoài
việc sắm áo quần hợp thời trang cho Thu, chỉ cho Thu ăn mặc thế nào cho trang
nhã để tăng vẻ đẹp tự nhiên của Thu mà không kích động người khác phái. Ra
đường Tùng phải chỉ cho Thu đi bộ bên nào để tránh xe,
phải học tiếng Anh văn viết cũng như văn nói kể cả tiếng lóng để đáp ứng trường
hợp cần thiết. Và Tùng phải mang đến sự ấm áp cho Thu.
Xa mẹ mấy hôm Thu đã khóc huống chi bây giờ ngàn dặm xa cách, không người thân
thích. Tùng biết Tùng có quả tim ấm áp đủ sức nóng
sưởi ấm lòng Thu. Nhưng cần thời gian.
***
Dìu Thu lên xe,
cài nịt, Tùng thấy Thu hơi xanh. Tùng hỏi: "Em đi đường mệt lắm hả?:
"Em không mệt vì
máy bay. Máy bay bay rất êm. Em không
ăn được thôi."
"Món nầy ăn
không được còn món khác, sao em không chọn món nào ăn được mà ăn."
"Có rất nhiều món ăn
và người ta cho ăn nhiều lần. Nhưng lên máy bay em tò mò uống chút sữa tươi
bụng cứ lâm râm không dám ăn món nào nữa. Sợ ăn vào đi cầu nhiều bất tiện. Em ngồi ghế
giữa. Các cô tiếp viên thấy em mệt cứ đến hỏi thăm
hoài. Em không hiểu họ nói gì lúng túng càng thấy mệt
hơn."
"Anh đã nấu một nồi
cơm nóng và một tô cá kho tộ kho đúng kiểu Hà Tiên, thịt heo luột, bánh tráng,
rau và nước chấm tuyệt vời. Về nhà em
nghỉ một lát ăn cơm là thấy khỏe liền." Tùng nói.
Thu mĩm cười.
Đến nhà Thu mở hành lý đưa cho Tùng một lá
thư của mẹ Tùng và quà của Thu. Hai bộ âu phục may ở
Sài Gòn, một mầu đen cho mùa đông, một mầu sáng cho mùa hè, một khăn len quàng
cổ đan tay mầu nâu nhạt và hai áo Montagu, một mầu
xám, một mầu xanh nhạt. Thu nói áo quần may ở Sài Gòn rất rẻ. Áo Montagu, Thu giải thích, mặc mát và bạn Thu nói ở Mỹ người ta không
bán hiệu này. Muốn mua phải nhờ bạn bè bên Pháp mua giúp. Thu không nói gì đến cái khăn quàng cổ. Tùng sung sướng biết
Thu đã bỏ công đan cho mình. Tùng khen bàn tay nào đan
chiếc khăn quàng quá đẹp và nhận ra vẻ hân hoan thoáng hiện trên nét mặt còn mệt
mỏi của Thu. Tùng nghĩ bụng ít nhất mình cũng có một bữa cơm thuần túy Hà Tiên
đãi Thu do chính tay Tùng làm.
Thu khen ngôi nhà xinh
và gọn gàng. Tùng
và Thu ngồi vào bàn ăn. Thu dè dặt trong từng động tác
như nơi đây chưa phải nhà của Thu. Thu ăn chậm
rãi, khen món cá kho tộ ngon. Nàng vừa ăn vừa nới bớt
hai chiếc nút áo dài. Cử chỉ hội nhập đầu tiên. Tùng thấy lòng reo vui.
Hôm sau Tùng dẫn Thu đi
chợ. Thấy Thu mặc áo dài, Tùng bảo:
"- đây em không cần
mặc áo dài. Quần Jean, áo ngắn đủ
rồi."
Thu cười, hiểu ý Tùng,
nhưng không thay áo ngắn.
Tùng chờ đợi sự hội nhập của Thu vào đời
sống mới, đời sống chung với Tùng, người chồng của
nàng. Hai tuần trôi qua Thu vẫn còn như một người khách lạ.
Mỗi chiều đi làm về Tùng biết Thu chờ đợi Tùng. Nồi
cơm điện National tỏa hơi thơm phứt, hai chén, hai đôi
đũa chờ sẵn trên bàn ăn, phòng tắm sạch bóng, hai chiếc khăn nhỏ xếp ngay ngắn.
Và mái tóc Thu hôm nào cũng gội thơm phứt. Thu mang theo một bao chùm kết khô cất kỹ trong phòng.
Buổi sáng Thu dậy trước Tùng. Hôm đầu tiên
bước vào phòng ăn Tùng thấy một tô cơm và một dĩa muối
vừng như người Hà Tiên thường ăn buổi sáng trước khi ra đồng. Tuần hỏi vừng ở đâu ra, Thu trả lời Thu kiếm được trong tủ gỗ trên
đầu bếp. Tùng cười nói rằng để giản tiện Tùng không ăn
cơm buổi sáng. Cereal bán sẵn ở các tiệm tạp hóa ăn
với sữa tươi và đường vừa tiện vừa bổ. Hôm sau, ngủ dậy Tùng
thấy sẵn một bát cereal trên bàn; Thu đang xem truyền hình. Thấy Tùng Thu vội vàng đổ sữa vào bát. Tùng
hỏi truyền hình có tin gì không, Thu nói Thu chưa hiểu gì, xem để quen tiếng
Anh và chờ Tùng thức dậy.
Một hôm đi làm về Tùng thấy bộ mặt bàn ăn khác hẳn. Một tấm khăn trải bàn mầu vàng nhạt có mấy đôi bướm tung
tăng phủ nơi bàn ăn. Hai góc bàn nơi Tùng và Thu thường ngồi là hai khăn ăn bằng vải có sọc đỏ và trắng cắt vuông góc nhau xếp gọn
gàng bên cạnh hai bộ bát chén mới mua mới tinh. Bữa cơm tối
hôm đó Tùng và Thu ăn ngon miệng hơn thường ngày.
Ăn xong, Tùng nói: "Em sửa soạn để anh đưa em sang
thăm bà chủ nhà." Mấy hôm nay bận rộn Tùng chưa giới thiệu Thu.
Thu
biến nhanh vào phòng và trở ra ăn mặc như đi dự một dạ
tiệc. Việt phục, áo dài mầu hoa cà, quần trắng khoác ngoài
một chiếc măng tô nhung mỏng mầu hường óng ánh điểm hoa hồng. Một lớp son thật mỏng tô khéo trên môi. Đôi dép da hai quai
mầu tím bắt chéo lên nhau hiện ra dưới đôi ống quần vừa đủ để lộ các móng chân
tô mầu đỏ và hai gót chân thon nhỏ ửng hồng của Thu.
Tùng có cảm tưởng Thu
chưa thấy tự tin. Thu ăn mặc cẩn thận để che chở nàng. Tùng đưa Thu dạo quanh công
viên Clark một vòng, kể cho Thu nghe hoạt động của công viên thời sinh viên hội
họp chống chiến tranh, nhưng không kể chuyện đôi sinh viên tự vận, rồi trở về
đưa Thu lên thang gác mở cửa vào phòng bà Mushu. Vừa đẩy cửa
Tùng thấy Susan đứng lên lộ vẻ vui mừng. Susan liếc nhanh về phiá Thu
nói với Tùng:
"Anh có ngồi chơi
lâu không? Tôi cần
đi mua cho mẹ tôi mấy thứ cần dùng. Mẹ tôi cần người
túc trực."
Tùng gật đầu. Susan bước nhanh xuống cầu thang.
Bà Mushu nằm ngay ngắn trên chiếc giường
nhỏ mới kê trong phòng khách dưới chiếc cửa sổ trông ra công viên, đầu kê cao
trên một chiếc gối mầu trắng điểm hoa cúc nhỏ, từ ngực xuống chân phủ một tấm
khăn mỏng mầu hồng nhạt, chỉ để lộ chiếc cổ áo mầu xanh và đôi bàn chân. Bàn
chân phải gót nhăn nheo và bàn chân trái phủ kín dưới một lớp băng trắng. Hai
bàn tay bà Mushu vắt qua nhau ngay ngắn trên mình. Bà nằm yên như đang tham thiền nhập định. Không nghiêng
người bà chỉ chiếc ghế trên sàn nhà cho Tùng ngồi theo
kiểu Nhật Bản. Thu rón rén đến ngồi trên chiếc ghế góc nhà.
"Tôi té gãy
chân" Bà Mushu lên tiếng trước, mắt nhìn thẳng trần nhà.
"Trời, bà có sao
không?"
"Tôi trượt chân
trên sàn nhà, giữa đêm khuya khi dậy pha sữa uống."
"Sao bà không gọi
cháu?"
"Tôi gọi John và
John kêu bác sĩ đến."
Tùng nhớ cách đây hai
hôm có nghe tiếng người lên xuống thang gác trong đêm khuya, nhưng Thu vừa tới
Tùng còn mệt nên ngủ thiếp quên chưa có dịp hỏi ông John.
"Mấy hôm nay Susan
nghỉ việc đến săn sóc tôi. Hắn không nói với anh sao?" Bà Mushu vừa nói vừa cười
hài lòng để lộ đôi hàm răng còn nguyên vẹn đã ngả mầu vàng.
Như một cái máy, Tùng thốt lên "Thật
là một cô gái ... anh hùng" không tìm được chữ thích hợp Tùng nói đại, ám
ảnh bởi chuyện đô đốc Yamamoto của bà Mushu.
Thu cười to trước phản
ứng của Tùng. Tiếng cười trong vắt,
đôi mắt sáng lộ vẻ ngạc nhiên. Tùng chưa bao giờ nghe Thu
cười tươi như vậy, và cười lớn làm bà Mushu chú ý.
"Cô ta là ai
vậy?"
"Thưa bà, vợ tôi, mới từ Việt
Bà Mushu ngiêng người
nhìn Thu cho rõ. "Cô
có biết xem tranh Nhật Bản không?"
"Thưa bà, không." Thu trả lời
"Đứng lên cho tôi ngắm một chút được
không?:
Thu đứng lên hai tay
cầm hai tà áo măng tô kéo sát vào người. Nãy giờ Thu lúng
túng với chiếc áo măng tô. Tùng thấy thương hại Thu
trước bà chủ nhà độc đoán. Tùng hy vọng Thu thông cảm
với bà Mushu như Tùng. Tùng nhớ những ngày mới đến Hoa
Kỳ cái gì cũng ngại. Ngồi trên xe buýt chạy
trên xa lộ nhìn ngươiụ khác vừa lái xe chạy nhanh như điên vừa bình thản nhấp
cà phê Tùng cảm phục vô cùng nghĩ rằng mình chẳng bao giờ làm được. Lần đầu vào
siêu thị muốn lấy gì thì lấy Tùng lo lo không biết người chung
quanh có bảo mình tham không. Cũng như Tùng trước đây Thu
đang đứng trước một khung cảnh xa lạ, một nơi không dính líu gì đến thời thơ ấu
của Thu. Thu có mặt ở đây chỉ vì Tùng là chồng nàng.
Tùng biết hai người là gắn bó của nhau, và cần nhau. Tùng muốn giải thích cho bà Mushu biết Thu còn xa lạ với đời sống ở
Hoa Kỳ, còn xa lạ đối với Tùng, trong khi bà im lặng quan sát Thu. Tùng
không biết bà Mushu đã thấy một phụ nữ nào mặc Việt phục chưa, bà sẽ nghĩ gì về
tà áo dài ẩn sau chiếc áo măng tô may theo lối Tây
phương, và nghĩ gì đến móng chân đỏ chói của Thu ẩn hiện dưới đôi ống quần may
đúng mốt. Bỗng bà Mushu nói bằng một âm điệu hài lòng thích
thú quen thuộc với Tùng.
"Cô ta đẹp quá. Đẹp như một bức tranh Nhật Bản."
Tùng cười vừa đủ Thu
nghe. Và lần đầu
tiên hai người trìu mến nhìn nhau cười thoải mái.
***
Sau này mỗi khi nhớ lại Tùng nghĩ đó là
thời điểm khoảng cách tâm lý vô hình ngăn cách hai người được thu hẹp lại. Tùng và Thu chưa thật sự yêu
nhau đúng nghĩa của hai tình nhân trở thành vợ chồng, nhưng những tháng sau đó
là một thời kỳ trăng mật êm dịu. Tùng và Thu đi thăm thú những thắng
cảnh trong thành phố San Francisco với nhau, cùng nhau đứng nơi đầu cầu Golden
Gate nhìn cột trụ cầu cao ngất chìm trong mây, về khuya cùng nhau ra phố tàu ăn
cháo, cùng đi tàu điện chạy ngang dọc thành phố không cần biết đi đâu. Cuối tuần chán xem phong cảnh, Tùng và Thu đi thăm những người bạn
mới và những người bạn cũ. Có những buổi chiều hai người không ngại gió
biển lạnh đi thơ thẩn trên đường
Tùng đổi việc, thuê nhà
khác trong vùng
Tùng giúp Thu vừa đi làm
vừa học. Đậu
bachelor xong Thu kiếm được việc tốt. Tùng và Thu tậu một ngôi nhà ở
vùng
Trần Văn Sơn
Trần Văn Sơn
|
http://www.vnet.org/tbn |