NGHỀ GIÁN ĐIỆP
Người ta thường nói hai nghề xưa nhất trên trái đất là nghề làm
điếm và nghề gián điệp. Nếu điếm có đủ hạng, thượng vàng hạ cám thì nghề
gián điệp cũng vậy. Ai cũng có thể làm gián điệp: thầy chùa, cha cố,
giáo sư đại học, nhà báo, chính khách, gái điếm … và hình như phong trào tuyển
mộ gián điệp càng lúc càng thịnh hành, dù thời bình hay thời chiến.
Cuốn sách “Man
Without a Face” (Người Không Chân Dung) của ông Markus Wolf viết cách đây 9 năm nói về cuộc đời
làm gián điệp của ông cho đến nay vẫn còn ăn khách.
Trước đây tôi đã tạm dịch thành một truyện ngắn. Tôi xin gởi vào trang nhà này
để độc giả “mua
vui cũng được một vài trống canh”. Xin thành thật cám ơn bạn
đọc.
**Trần Bình
ĐẤU GIÁ MÓN HÀNG MARKUS WOLF
Mùa hè năm 1990, Đông và Tây Đức chuẩn bị thống nhất. Là một
người suốt đời phục vụ cho bộ máy tình báo Đông Đức, gây thù chuốc oán, tôi
biết tôi sẽ bị truy nã, mặc
dù nghỉ hưu đã được 4 năm.
Văn phòng chính của tôi đặt ở
Bức
tường Berlin sụp đổ tháng 11 năm 1989 làm tôi hoàn toàn bỡ ngỡ mặc dù trong 4
năm nghỉ hưu tôi có thì giờ suy nghĩ về những biến cải có thể xẩy ra cho một
chế độ tự trói lấy mình. Không như nhiều người tưởng, dân
Đông Đức đợi chờ thống nhất với nhiều lo âu và cảm thấy là người thua cuộc.
Nhân sự trong bộ máy công an của Đông Đức được báo
chí, chính khách và quan tòa xem là kẻ thù của nhân dân. Ngày 15 tháng 1 năm
1990 dân chúng đột nhập bộ Nội vụ và phanh phui một số tài liệu cho thấy công
an Đông Đức theo dõi từng người dân Đông Đức như thế nào làm cho dân chúng càng
thêm phẩn nộ. Tòa án Tây Đức muốn bắt tôi.
Trong
không khí đó tôi chạy sang Mạc Tư Khoa ở tạm nhà người em gái cùng cha khác mẹ
Lena Simonova. Mạc Tư Khoa là nơi gia đình tôi từng lánh nạn
Quốc xã của Hitler. Mẹ tôi gốc Do Thái và cha tôi là
người chống thuyết Quốc xã. Sống ở Mạc Tư Khoa từ nhỏ tôi có quốc tịch
Nga, nói tiếng Nga như một người Nga tôi thấy an tâm
bên cạnh những người bạn KGB thân thiết thuở nào. Bạn cũ trong ngành tình báo
của tôi ở Đông Đức tới tấp viết thư cho tôi kêu cứu. Vào lúc này ít ai ở Tây Dức phân biệt giữa bộ Nội Vụ (Stasi) và cơ
quan phản gián Đông Đức (HVA). HVA của tôi mặc dù
thuộc Stasi nhưng công tác chính là tình báo hải ngoại chống lại mưu toan của
các nước Tây Phương muốn đè bẹp khối Xô viết. Stasi
được đồng hóa với tội ác.
Tại
Mạc Tư Khoa Leonid Shebarshin, trưởng ngành phản gián Liên bang Xô viết lịch sự
tiếp tôi với mấy chai vodka thật ngon, thăm hỏi nơi ăn
chốn ở của tôi. Nhưng tôi nhận ra rằng trong không khí đổi
mới của nước Nga triều đại Gorbachev, KGB không còn là cơ quan quyền năng tuyệt
đối và chẳng giúp gì được tôi.
Người
chỉ đạo chính sách đối đãi với tôi là Valentin Falin, cố vấn ngoại giao của
Mikkhail Gorbachev, vì tôi là người biết rõ các đường giây tình báo hải ngoại
của Đông Đức trong đó có ít nhiều liên hệ với các đường giây tình báo của Liên
bang Xô viết. Lúc này Falin đang mua chuộc cảm tình của Tây phương trong chính
sách đổi mới nên cái khó của Falin là làm sao giữ tôi trong hàng ngũ mà không làm Tây phương khó chịu.
Tôi không ngạc nhiên về sự thay đổi chính sách của Mạc Tư Khoa.
Mùa hè năm 1990 Gorbachev yêu cầu đại sứ Nga tại
Trong
khi chờ đợi thống nhất, một cuộc tranh mua diễn ra giữa các cơ quan tình báo
Tây Phương. Người ta muốn mua các hiểu biết tình báo của tôi với giá tự do cho
bản thân tôi, nhất là lúc này cơ quan CIA đang điên đầu muốn biết ai là điệp
viên nằm trong cơ quan CIA đã bán sinh mạng các điệp viên Nga đang làm việc cho
Hoa Kỳ (sau này FBI phát giác vụ vợ chồng ông Aldrich Ames) mà CIA nghĩ tôi
biết. Sự thật tôi không biết.
Tình
báo Tây Đức BfV mở cuộc mua bán đầu tiên qua trung gian Peter-Michael Diestel,
tổng trưởng Nội Vụ của chính phủ Đông Đức do đảng Dân chủ Thiên chúa giáo vừa
đắc cử trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên tháng 3 năm 1990. Chính
phủ của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo được thủ tướng Tây Đức ủng hộ và công việc
chính là hợp tác với Tây Đức chuẩn bị thống nhất hai nước. Lúc này Erich Mielke, nguyên tổng trưởng Nội Vụ của Honecker đã bị
bắt.
Một hôm Diestel gọi điện thoại mời tôi lại nhà ông dùng cơm tối bàn
chuyện thời sự. Tôi nhận lời. Vài ngày sau Diestel cho một chiếc BMW bóng nhoáng đến đón. Trong bữa cơm chiều tôi nhận ra vài khuôn mặt cũ trong các người
bồi bàn. Diestel vào chuyện ngay đầu bữa cơm.
Ông ta cho biết cơ quan BfV dựa vào các tài liệu có được và sự hợp tác của
Werner Grossman, người thay tôi từ năm 1986 và một phụ tá thân tín là Bernd
Fisher để tìm hiểu các đường dây và cách tổ chức của tình báo Đông Đức nhưng
chẳng mấy thành công. Đến đó Diestel rót thêm rượu vào li tôi và nói: “Ai có
thể giải thích rõ ràng cho họ bằng anh, người đã tổ chức bộ máy đó.” Diestel
tiếp: “chỉ cần ngay bây giờ anh lên xe cùng tôi đến
văn phòng của Boeden (Gerhard Boeden, trưởng ngành phản gián Tây Đức), cho ông
ta một danh sách từ mười đến mười hai điệp viên lớn anh đã cài vào các nước Tây
phương và vắn tắc công tác của họ đã làm. Thế là xong; anh được tự do.”
Tôi cám ơn Diestel nhưng tôi nói tôi có trách nhiệm đối với nhân
viên cũ. Nói qua nói lại một hồi Diestel bực mình nói: “Anh Wolf, anh
biết trước sau chúng ta cũng đi tù. Vấn đề là người ta giam
giữ chúng ta thế nào thôi.”
Nghĩ
đến bị tù, bị ngược đãi tôi cũng ngán nhưng khi nghĩ đến những người đã phục vụ
tôi nếu vì tự do của bản thân để họ bị tù đày tôi không nỡ. Tôi dứt khoát: “Tôi
chịu thôi, để cho ai phản bội thì phản bội.” Diestel nói: “Không thiếu người
đâu. Riêng anh khi nào đổi ý anh và tôi vẫn còn dịp cùng đi
gặp Boeden.”
Đến lượt CIA. Ngày
Trong
câu chuyện mào đầu Hathaway cho biết ông ta hiểu hoàn cảnh khó khăn tù tội đe
dọa trước mắt của tôi, nhưng không quên vuốt ve khen tôi là một tay gián điệp giỏi. Để khỏi vòng vo
tam quốc tôi vào đề: “Chắc quí vị không đến đây hôm nay để khen đôi mắt tôi
đẹp. Quí vị cần gì nào?” Hai ông bạn
CIA cười thoải mái. Hathaway hạ thấp giọng: “Chúng tôi biết anh là một người
cộng sản, nhưng nếu anh muốn giúp chúng tôi hay làm việc với chúng tôi anh có
thể làm việc với tôi. Việc này hoàn toàn kín đáo chẳng ai
biết. Chúng tôi có thể sắp xếp được. Anh biết
Tôi cười bông đùa, “
Đi
sát vào vấn đề hơn Hathaway nói giám đốc William Webster muốn mời tôi sang tổng
hành dinh CIA ở
Biết
trước sau Hathaway cũng đề nghị tôi tiết lộ danh tánh điệp viên chúng tôi gài ở
Hoa kỳ tôi nói trước tôi không sẵn sàng làm điều đó. Hathaway nói: “An ninh của anh ở đây đâu có bảo đảm” có ý nhắc tôi chỉ
trong vòng vài tuần tôi sẽ bị bắt. Tôi ỡm ờ: “Còn nước Nga chứ.” Hathaway
nghiêm giọng: “Đừng đi Mạc Tư Khoa ông bạn ơi, đời sống ở đó rất khó khăn. Hãy nghĩ đến Andrea (Andrea là vợ tôi). Hãy
đến một nơi có điều kiện để làm việc và viết lách. Theo
tôi chỉ có Hoa Kỳ là hợp cho anh.”
Để
tránh bị trở mặt tôi đề nghị CIA qua trung gian một ngoại vi nào đó chính thức
mời tôi sang Hoa Kỳ. Hathaway hoảng hốt với ý này vì Hoa Kỳ đâu có muốn Tây Đức
biết CIA đang qua mặt BfV.
Khác
với Tây Đức, Hoa Kỳ không đòi hỏi tôi phải tiết lộ danh tính của gián điệp Đông
Đức tôi đã gài vào các nước Tây phương, Hoa Kỳ muốn biết về KGB và cách tổ chức
của tình báo Nga và các điệp viên của Nga nằm trong CIA. Không dấu diếm
Hathaway nói: “Ông Wolf, chúng tôi đến đây vì chúng tôi biết ông đã hợp tác với
Mạc Tư Khoa trong một số trường hợp quan trọng. Chúng tôi đang điều tra một kẻ
phản bội nằm trong hàng ngũ CIA. Từ
năm 1985 chúng tôi mất ít nhất từ 30 đến 40 điệp viên tại
Vụ này là vụ Aldrich Ames, và như đã nói ở trên tôi không biết.
Điều tôi biết là CIA đã phải nuốt tự ái để tìm tới tôi.
Hôm sau hai vị khách quí lại đến và không hứa hẹn gì về đề
nghị của tôi. Hathaway cho tôi một số điện thoại miễn
phí và khóa nhận diện để gọi thẳng tổng hành dinh CIA. Hathaway ra về nghĩ rằng thời gian có lợi cho ông ta và bất lợi cho
tôi.
Ba tháng sau Hathaway và Charles trở lại cho biết giám đốc Webster
không đồng ý mời tôi, chỉ hứa ban quyền tị nạn. Charles
dặn tôi lúc khẩn cấp và cần giúp hãy cho vợ tôi đến một trạm điện thoại công
cộng trong sở thú Bahnhof ở Tây
Việc
Do Thái nhảy vào cuộc mua bán có lẽ Hoa Kỳ, Nga hay Tây Đức đều không ngờ tới.
Tuy có máu Do Thái của mẹ, tôi lại làm bạn thân thiết với KGB, phục vụ chủ
nghĩa cộng sản bao nhiêu năm, đương nhiên người Do Thái xem tôi là thù địch.
Nhưng Do Thái vẫn tìm tới tôi qua trung gian bà Irene Runge, giám đốc Hội Văn
Hóa Do Thái mới lập ở Đông Đức trong thập niên 80 sau khi Đông Đức bớt thân
thiện khối A Rập. Tôi tình cờ gặp bà Runge trong cuộc biểu tình ngày 4 tháng 11
năm 1989 tại Berlin đòi thay đổi chế độ. Khoảng mùa hè 1990
bà gọi tôi giới thiệu một tu sĩ Do Thái giáo tên là Tsvi Weinman. Sau đó ông Weinman đến nhà tôi chơi, tỏ tình đồng chủng và hỏi tôi
có muốn viếng Do Thái không. Tôi không nhận lời cũng
không từ chối. Sau đó tờ báo Yediot Ahranoth của Do
Thái chính thức mời tôi.
Trong khi chờ đợi tôi tìm hiểu về tu sĩ Weinman và được biết thiếu
thời ông từng phục vụ Mossad tức cơ quan tình báo Do Thái. Tôi đoán Do Thái cần tôi vì nghĩ tôi biết về tổ chức khủng bố
Sau đó tôi bị bắt, ra tòa bị kết tội, được tòa trên phá án, rồi bị
truy tố về tội khác. Tôi đang được tại ngoại.
ĐỘN NHẬP BẰNG LÀN
SÓNG TỊ NẠN
Nước Đức trong thập niên 1950 là một quốc gia không ai tin ai.
Cả hai nước, Đông và Tây đều nói mục tiêu chính là thống nhất
đất nước, nhưng cũng không tin ở chính mình. Phân tích quyền lợi của hai
khối thắng trận là Liên bang Xô viết và Đồng minh, chính yếu là Hoa Kỳ tôi thấy
triển vọng thống nhất Đức quốc rất mơ hồ, ít nhất trong thời gian thấy được
trước mắt. Cuộc nổi dậy tại Đông Đức năm 1953 cho Đồng minh
một hy vọng nhưng sau đó cũng tắt nốt. Hy vọng thống nhất càng ngày càng
lu mờ do căng thẳng kinh tế giữa Đông và Tây, và nhất
là khi Tây Đức tái võ trang và dự tính gia nhập khối NATO (Liên phòng Bắc Đại
Tây Dương). Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Đông Đức vẫn dùng chiêu bài thống nhất
để nắm chính nghĩa mặc dù dân chúng Đông Đức ùn ùn bỏ trốn sang Tây Đức.
Trong
thập niên 1950 biên giới giữa Đông và Tây Đức hầu như bỏ ngỏ, hàng ngàn người
bỏ trốn qua Tây Đức nhất là sau cuộc nổi dậy bất thành tháng 6 năm 1953. Tổng
số vượt biên từ năm 1953 đến giữa năm 1956 lên đến nửa triệu người trên tổng số
18 triệu dân.
Chúng tôi gài điệp viên một cách dễ dàng trong làn sóng người qua
biên giới. Đó là những đảng viên cộng sản trẻ tuổi và
đã đóng góp nhiều cho công tác gián điệp sau này. Mỗi người đều chuẩn bị
một câu chuyện để trả lời giới chức phỏng vấn tại các trung tâm tị nạn Tây Đức.
Chuyện hợp lý và dễ nghe nhất là đoàn tụ với bà con bên Tây Đức. Chuyện khác
như tung tích tham gia đảng Quốc Xã bị tiết lộ hay đã phát biểu không vừa tai
của chính quyền Đông Đức bị truy nã phải bỏ trốn. Chúng tôi
ngụy tạo hồ sơ truy nã các thành phần chuẩn bị nằm vùng này phòng trường hợp
phản gián Tây Đức cho điều tra. Rút kinh nghiệm gài người, tôi không
dùng bất cứ ai có thân nhân ở Tây Đức trong ban tham mưu của tôi.
Mỗi đối tượng được gài tôi định một nhiệm vụ hạn chế trước và huấn
luyện kỹ càng cho nhiệm vụ này. Tôi không tham lam qui
định nhiều nhiệm vụ cho một đối tượng, vì vừa ít hữu hiệu vừa dễ bị lộ. Trong một vài trường hợp đặc biệt tôi đưa họ về Đông Đức để huấn luyện.
Gài người Đông Đức sang Tây Đức tương đối dễ vì cùng ngôn ngữ và văn hóa. Nga gài người vào nước Mỹ, và ngược lại, khó hơn nhiều. Tuy nhiên về sau khi hai nước Đức càng ngày càng trở nên khác nhau,
nhất là sau khi bức tường
Tôi không hy vọng người chúng tôi gài có thể kiếm việc ngon lành
ngay. Họ phải bắt đầu bằng công việc tay chân
để làm kế sinh nhai. Tôi huấn luyện nghề cho họ, ngoại trừ
các khoa học gia hay sinh viên khoa học họ sẽ tìm việc văn phòng hay nghiên cứu
nơi các cơ sở tôi cần tin. Ngoài ra tôi còn lấy tin qua quan hệ bán
chính thức với các khoa học gia Tây Đức. Một số khoa học gia này thấy tai hại
của hai quả bom nguyên tử Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki nên liên lạc
với chúng tôi để tìm cách ngăn ngừa Tây Đức phát triển vũ khí nguyên tủ và vi
trùng.
Nhiều điệp viên của tôi đã len lỏi vào nhiều cơ sở khá mật của Tây
Đức. Một vài người giữ nhiệm vụ lãnh đạo công ti. Nhưng
ít ai thành công len lỏi được vào các cơ sở quân sự và chính trị tối mật của
Công tác này tôi thực hiện bằng “mỹ nhân kế” hay nói đúng hơn là
“nam nhân kế”. Nhưng dó là chuyện sau.
MỸ NHÂN KẾ
Dùng mỹ nhân lấy tin của địch là chuyện cũ như trái đất. Nhưng nếu tôi được ghi vào lịch sử tình báo, một phần vì tôi đã xử
dụng “nam nhân kế” một cách hữu hiệu không ngờ. Những chàng gíán điệp
đẹp trai của tôi nổi tiếng nhờ chinh phục nhiều quả tim
phụ nữ của Tây Phương.
Trong thế kỷ này phụ nữ trở thành đối tượng của tình báo vì phụ nữ
càng ngày càng nắm những chức vụ then chốt.
Romeo gián điệp đầu tiên của tôi mang bí danh Felix. Tên thật của Felix đến nay vẫn còn bí mật. Tôi tuyển mộ Felix từ đại học khi anh đang học về ngành cơ khí.
Cách chọn người của chúng tôi rất kỹ. Trong hàng trăm
đối tượng trong đảng cộng sản, trong các đại học và các tổ chức thanh niên, may
lắm lọc ra được mươi người. Felix là một người có cá tính đặc
biệt. Khi chúng tôi ngỏ lời anh hơi do dự, nhưng chúng tôi thuyết phục
anh rằng nghề gián điệp mạo hiểm và lý thú, và anh đã chọn sự mạo hiểm.
Sau khi được huấn luyện tôi dùng giấy tờ giả đưa Felix qua
Felix là người có sáng kiến đầu tiên. Anh
tạo cớ lui tới dùng trạm xe buýt gần dinh thủ tướng
lân la làm quen các cô thư ký trong phủ. Felix tin vào diện mạo đẹp trai và tài
tán gái của mình và anh đã thành công. Anh làm quen được một nữ thư ký dung nhan trung bình trong dinh thủ tướng. Tôi đặt bí danh cô là Norma. Norma trở
thành tình nhân của Felix và những gì Norma biết chúng tôi được “san sẽ” qua
mối tình Felix-Norma. Tình hờ trở thành tình thật và hai người dọn vào ở
chung với nhau. Norma giới thiệu Felix với nhân viên
trong dinh thủ tướng vào các dịp picnic, đánh bowling hay đi thuyền trên sông
Khi một gián điệp của tôi gài trong cơ quan phản gián Tây Đức cho
biết Felix đang kín đáo bị điều tra vì quan hệ với Norma tôi quyết định rút
Felix về Đông Đức. Một hôm Norma đi làm về thấy chàng đã cao chạy xa bay.
Nàng đau khổ, và Felix trên đường đào thoát cũng đau khổ
không kém. Hai chai vodka tôi mở mừng Felix an
toàn trở về không làm Felix nguôi sầu. Nhưng chức năng gián
điệp không bỏ Felix. Trong cơn đau khổ Felix không quên báo cáo với tôi
một phụ nữ Tây Đức có thể là đối tượng tốt cho một cuộc hành quân Romeo khác.
Sau này cô mang bí danh Gudrun, là nữ thư ký của Globke, chánh văn phòng phủ
thủ tướng Tây Đức, một tay chống cộng quá khích.
Từng giao thiệp với Gudrun, Felix nghĩ một điệp viên đẹp trai, tự tin
và có một tương lai hứa hẹn có thể chinh phục nàng. Ở Tây Đức sau chiến
tranh trai thiếu gái thừa nên không phải người phụ nữ nào cũng kiếm được một
bạn trai vừa ý nên - theo Felix - nếu chọn đúng mồi
thí cá phải cắn câu thôi.
Sau nhiều lựa lọc tôi chọn Herbert Sohler, bí danh Astor. Herbert nguyên là đảng viên Quốc xã, phi công và từng ở trong ban
tham mưu của thống chế Kesselring. Mặt trận vỡ, anh bị
Nga xô viết cầm tù và gia nhập đảng cộng sản trong tù. Sau chiến tranh
Đông Đức không thể dùng Astor vì chính sách lý lịch nên khi tôi đề nghị sang
Tây Đức làm công tác Romeo anh nhận lời ngay.
Lúc này Tây Đức chuẩn bị tái võ trang nên cần cựu sĩ quan kinh
nghiệm. Mặt khác sau cuộc nổi dậy 1953 tại Đông Đức bị Nga xô đàn áp một
số người bỏ Đông Đức chạy sang Tây Đức nên rất tiện cho việc cài Astor trong
làn sóng người bất mãn.
Tại
Bonn, Astor làm việc cho một công ti bán nhà cửa, và vào hội chơi máy bay tài
tử tại Hangelar, trong hội có nhiều viên chức chính phủ. Chẳng bao lâu Astor
làm quen được với một nữ thư ký quan trọng, sau này
mang bí danh là Gudrun. Gudrun mê Sohler và nàng thư
ký “không còn cô đơn” không tiết gì với người tình những gì nàng biết trong văn
phòng. Sau một thời gian Astor biết Gudrun có khuynh hướng phục Nga xô và không
ưa Đông Đức mà nàng xem như là một chư hầu của Liên
bang Xô viết. Astor đề nghị để hắn đóng vai một sĩ quan Liên
xô để tuyển mộ Gudrun. Tôi sắp xếp công tác tuyển mộ
Gudrun tại một vùng nghĩ hè trong rặng núi Alpes thuộc Thụy Sĩ. Tôi chọn vùng
đất trung lập vì nếu Gudrun có ý gì khác chúng tôi có đường rút lui. Cuộc tuyển mộ diễn ra nhẹ nhàng. Tôi có
cảm tưởng Gudrun đã biết Astor là gì rồi. Qua kinh
nghiệm này tôi thấy các nàng Juliets thường trực giác bồ của mình làm gì nhưng
một phần bán tin bán nghi, phần sợ thắc mắc mất bồ cho nên im luôn. Điều này giúp tôi chuẩn bị đường tẩu thoát cho mọi điệp vụ “nam
nhân kế” về sau.
Điệp Vụ Astor-Gudrun không kéo dài lâu vì Sohler đau phổi được rút
về Đông Đức chữa bệnh và chết tại đó. Nàng Gudrun u
sầu nhưng không chịu tiếp tục công tác với một tình nhân nào khác. Tôi không “bắt bí” nàng vì sợ đẩy vào chân tường nàng sẽ tố cáo với
phản gián Tây Đức và vô hiệu hóa những gì tôi được biết qua nàng. Những
gì Gudrun tiết lộ đủ cho chúng tôi tung chiến dịch nói
xấu Globke buộc ông ta từ chức vào năm 1963. Gudrun đã giúp
tôi hạ một địch thủ chính trị chống Đông Đức quá khích, và làm cho dư luận Tây
phương chú ý đến các thành phần Quốc Xã trong bộ máy chính quyền Tây Đức.
Các điệp vụ “nam nhân kế” thành công, nhưng tôi biết trước sau cũng
bị bể vài vụ. Năm 1979 là năm xấu nhất. Năm đó
Ingrid Garbe, thư ký trong phái bộ Tây Đức của NATO bị
bắt. Báo chí xem Garbe là con cá lớn. Nhưng đối với tôi mất Garbe uổng thật
nhưng tôi còn có hàng chục nàng Juliets khác.
Loạt
bắt bớ tại Tây Đức làm một số Juliets gián điệp của
tôi bỏ trốn qua Đông Đức. Vụ ồn ào nhất là Ursel Lorenzen làm việc trong Ban
Văn Thư của NATO. Tại Đông Berlin, Lorenzen xuất hiện trên
truyền hình cho biết cô sẽ nói hết những điều cô biết về NATO. Và quả cô
biết nhiều sau 12 năm làm việc tại đó, nhất là cách thức các nhà lãnh đạo NATO
tổng hợp các tin tức tình báo về chính trị và quân sự để lượng định tình hình
quan hệ Đông Tây. Sau cô Lorenzen là bà Imelda Verrept, người
Bĩ làm việc tại NATO. Cũng trong năm 1979 một gián điệp khác của tôi làm
việc trong Ban Tham mưu đảng Dân chủ Thiên chúa Tây Đức (Christian Democratic
Party - CDP) cô Ursula Holfs và chồng bị bắt. Một tuần lễ sau hai thư ký tình báo khác là cô Inge Goliath và Christel Broszey
chạy trốn. Goliath là thư ký riêng của ông Werner Marx
người cầm đầu ban nghiên cứu chiến lược của đảng CDP, và Broszey là thư ký của
chủ tịch đảng CDP. Cô Broszey được lệnh của tôi bỏ trốn trước
khi quá muộn và cô đã sắp xếp cho báo chí chụp hình lúc cô từ biệt chủ sự của
mình. Tờ báo Tây Đức Bild- Zeitung đăng tin cô Broszey bỏ trốn với tấm
hình cô đang vẩy tay chào chủ tịch đảng CDP Kurt Biedenkopf với dòng chữ: “Tôi
đi làm tóc, ngày mai gặp ông.” Cô Broszey làm việc với 3 vị chủ tịch đảng CDP
là một trong 5 nữ thư ký nổi tiếng đánh máy và viết tốc ký nhanh và được mệnh
danh là một “siêu thư ký.” Một tuần sau cô Helga Rodiger thư
ký ông Manfred Lahnstein một viên chức cao cấp tại bộ Tài chánh Tây Đức bỏ
trốn. Cô Rogiger vốn là thư ký của người tiền nhiệm
ông Lahnstein và từng được một Romeo của tôi chinh phục. Romeo này được rút về
vì lý do an ninh và tôi thay bằng một Romeo khác, mang
tên giả Robert Kresse, bí danh Gert. Gert thành công chinh
phục cô Rodiger và sau này trở thành một cặp vợ chồng xứng đôi vừa lứa. Sau khi cô Helga Rogiger chạy qua Đông Đức tôi rút Gert về. Cặp trai tài gái sắc này thành hôn trong một buổi lễ trang trọng
tại thành phố miền núi thơ mộng Wernigerode.
Những
vụ bỏ chạy từ Tây sang Đông, xuất hiện công khai, họp báo, truyền hình có tác
dụng lớn về mặt tuyên truyền cho phía xã hội chủ nghĩa nhất là khi dân chúng có
dịp là chạy sang Tây phương ít ai chạy sang khối cộng sản, nhưng đối với ngành
tình báo chúng tôi chẳng có gì để mừng. Chúng tôi cần tin
tình báo, không cần các buổi họp báo ồn ào trong chốc lát.
Các
vụ bỏ trốn đều theo lệnh của tôi. Đường
tẩu thoát được sắp xếp trước. Thường các cô bay đến một nước nhỏ ít bị
chú ý như Bĩ, Hòa Lan hay Thụy Sĩ, từ đó các cô đến biên giới Đông Đức, trình
hộ chiếu Tây Đức nhưng chỉ có cái bìa, lật bên trong chẳng có trang giấy nào.
Công an biên phòng hiểu ý thông báo sĩ quan tại chỗ.
Viên sĩ quan công an kiêm tình báo giả vờ mời cô vào
một phòng khác. Từ đó hắn liên lạc với tôi để nhận chỉ thị.
Sau những vụ bắt bớ và đào tẩu của hàng loạt nữ điệp viên trong năm
1979, giám đốc phản gián Tây Đức Gunther Nolaau mất chức. Tiến sĩ
Richard Meier thay, và ông ta là một tay tình báo cừ
khôi. Ông Meier gây nhiều trở ngại cho tôi. Ông cho
điều tra tất cả các nữ thư ký làm việc tại các cơ sở
quan trọng từ cha mẹ, anh em đến quan hệ vợ chồng và nhất là các giao du thân
mật. Đồng thời ông kiểm soát gắt gao thủ tục xin tị
nạn nhất là đối với nam du khách trong lớp tuổi 25-45. Lúc
đầu tôi không chú ý nhưng sau này được biết thêm rằng tình báo Tây Đức phân
biệt người Tây và Đông Đức qua lối húi tóc và nhờ đó phát giác được nhiều
trường hợp man khai. Bộ Nội vụ Tây Đức còn tung
đòn chiến tranh tâm lý ban hành thông cáo ân xá cho cô nào lỡ lỗi lầm làm việc
cho địch. Từ năm 1979 đến 1982 ít nhất 30 điệp báo viên của
tôi bị bắt và tôi phải rút về ít nhất 90 điệp viên. Nhưng cũng may, ông
Richard Meier có thể đã gây nhiều tổn thất cho chúng tôi hơn nếu đồng thời với
công tác phản gián ông không ồn ào với báo chí để tôi sớm biết phương pháp của
ông ta.
Tôi không thể chấm dứt chuyện điệp vụ Romeo mà không kể chuyện nàng
Juliet Margarete. Romeo
tên là Roland G. làm phản gián như chuyện trên màn ảnh. Nguyên giám đốc
một rạp trình diễn nhỏ được ưa thích tại Annaberg trong vùng núi Erzgebirge,
Đông Đức, Roland G. nổi tiếng qua vai Faust trong
một vở tuồng của Goethe. Roland G. thông minh, đẹp trai có
biệt tài trình diễn và hóa trang là một Romeo lý tưởng. Năm 1961 sau khi được tuyển mộ tôi gởi Roland G. đi Bonn với công
tác chinh phục cô Margarete, một thông ngôn quan trọng tại Bộ chỉ huy tối cao
đồng minh của Liên phòng NATO đóng ở Fontainebleau gần Paris. Margarete,
một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo, độc thân, rất kén chọn trong giao du. Ba điệp viên tôi gởi sang tán Margarete trước đều thất
bại. Ronald G. đóng vai nhà báo Đan Mạch Kai Peterson, hào phóng, nịnh đầm đúng
cách đã chinh phục được quả tim của Margarete. Ngay
đêm làm tình đầu tiên với Margarete sau một buổi xem hát, Roland G. khai thác
tình cảm đang bồng bột của Margarete than số phận của tiểu quốc Đan Mạch. Ở
trong NATO mà chẳng ai đoái hoài, thiếu tin tức nên Roland G. - tự khai là một
sĩ quan tình báo Đan Mạch -- rất cần tin của NATO. Margarete
mắc mưu hứa sẽ cung cấp tin cho chàng. Lấy cớ hành nghề Roland G. thường
đến Paris, gặp Margarete trong một khách sạn nhỏ để lấy tin, đặc biệt các bản
báo cáo giá trị về kết quả thao diễn quân sự của NATO rất cần thiết cho khối
Warsaw trong các chuẩn bị quân sự. Liên bang Xô viết còn nhờ tôi - qua
Margarete - khai thác các tin tối mật như kế hoạch tấn công bằng vũ khí nguyên
tử và tọa độ các căn cứ quân sự của NATO. Về tọa độ tôi không làm vừa lòng Mạc
Tư Khoa vì Ngũ Giác Đài không cung cấp các dữ kiện này
cho Tây Đức.
Thời
gian qua Margarete cảm thấy bất an. Giáng sinh năm 1962 nhân dịp đi nghỉ tại
vùng Arosa, Thụy Sĩ, Margarete nói với Roland G. nàng không thể tiếp tục cung
cấp tin cho chàng cũng như tiếp tục chung đụng nếu nàng không xưng tội và chàng
không có một dự tính thành hôn với nhau.
Thật
nhức đầu cho Roland G. Làm sao để nàng xưng tội mà không lộ bí mật dù chúng tôi
biết linh mục Thiên chúa giáo xem những điều con chiên tiết lộ là chuyện “chết
mang đi” thôi? Làm kế hoãn binh, Roland G. hứa sẽ kiếm một
linh mục Đan Mạch để nàng xưng tội. Sau khi bàn với tôi, chúng tôi chọn
một sĩ quan tình báo có khả năng, học vội vàng tiếng Đan Mạch và thủ tục xưng
tội để nhận sự xưng tội của Margarete tại một nhà thờ nhỏ ở vùng quê. Margarete
trút được tâm sự cánh cánh bên lòng trong khi vị linh mục giả của tôi không
quên tỏ ra thông cảm và cho nàng biết việc tiết lộ tin của NATO để giúp Đan
Mạch không trái ý Chúa. Lễ cưới “lèo” giữa Margarete và
Roland G. cũng được một nhân viên tình báo giả tuyên úy quân đội chủ lễ.
Trong suốt thời gian này bộ tham mưu của tôi lo sốt vó tưởng
chừng không tránh được đổ vở.
Nhưng mọi việc êm xuôi. Kinh nghiệm này cho tôi một kết luận.
Trong nghề tình báo những việc tưởng rất đơn giản thường bị thất bại và trái
lại việc tưởng không sao làm được lại làm được. Có anh hùng là nhờ vậy. Hôm nay nhớ lại chuyện cũ tôi tự hỏi có nên hối hận bày trò như vậy
không. Tôi thành thật trả lời: Không.
Nhưng Tây Phương không đồng ý với tôi, tố cáo tôi hiểm ác và thiếu
đạo đức. Nhưng Tây cũng như Đông, chừng nào các khối thế lực còn muốn
moi tin lẫn nhau thì vẫn còn những chàng Romeos tìm đến các nàng Juliets nhẹ dạ. Nghĩ cho cùng tôi là một
Giám đốc phản gián chứ đâu phải là hội trưởng một Hội giải quyết tâm tình.
TÌNH BÁO VÀ PHẢN TÌNH
BÁO
Chiến
tranh lạnh chấm dứt, Liên bang Xô viết thua, Hoa Kỳ thắng. Thế giới kết luận
Liên bang Xô viết quá tồi, thua là phải. Nhưng trong 40 năm
tranh chấp Đông-Tây, Hoa Kỳ và thế giới không cho Liên bang Xô viết tồi
như vậy. Trái lại Tây phương rất cảnh giác khả năng tình báo và quân sự của
Liên bang Xô viết.
Trước
và trong thời gian Thế chiến hai Liên bang Xô viết tổ chức rất thành công hệ
thống gián điệp tại Tây phương qua đảng cộng sản Đức, Anh, Hoa Kỳ, và qua giới
khoa học gia và trí thức Tây phương. Nhờ các khoa học gia lén cung cấp hiểu
biết khoa học Liên bang Xô viết mới kịp thời chế tạo được vũ khí nguyên tử.
Nhưng vào thập niên 1970 và 80 KGB khó tuyển mộ gián điệp nếu không
dùng tiền. Aldrich Ames của CIA là một trường hợp điển
hình. Ames phản quốc vì tiền.
Khác biệt chính giữa Đông và Tây về tình báo
là, trong khi khối cộng xem tình báo là một ngành cao quí bảo vệ chế độ và chủ
thuyết thì Tây phương xem tình báo là một nghề, một công việc như mọi công việc
khác. Làm tình báo đối với chúng tôi là nhiệm vụ của một người lính với cấp bậc
rõ ràng (thí dụ tổng trưởng Nội vụ là tướng 4 sao bất kể kinh nghiệm quân sự) mặc
dù chúng tôi ít khi mặc quân phục, trong khi tại Tây phương chức vụ của người
làm tình báo được tính theo thâm niên hành chánh và công việc họ làm bị ràng
buộc bởi Hiến Pháp và sự dòm ngó của Quốc hội. Ngành tình báo của chúng tôi
không bị ràng buộc bởi bất cứ ai ngoại trừ Chính trị bộ đảng hay nói cách khác
là Tổng bí thư nên tình báo “xã hội chủ nghĩa” thường
lạm dụng quyền hành coi thường sinh mạng của dân. Trong thời Stalin, Beria,
giám đốc KGB và phụ tá Viktor Abakumov có thể bắt giết bất cứ ai theo lệnh của Stalin, và thường lạm dụng bắt gái đẹp ngoài
phố về hiếp trong văn phòng. Sau năm 1953 Beria và Abakumov
đều bị Khruchev xử bắn.
Seigei Kruglov thay thế Beria một thời gian trước khi nhường chỗ
cho Ivan Serov. Serov là giám đốc KGB đầu tiên đã để cho ngành tình báo
Đông Đức độc lập đối với Mạc Tư Khoa và qua Serov tôi biết các tướng tình báo
Liên bang Xô viết đều không ít thì nhiều nhúng tay vào vụ đàn áp của Stalin.
Aleksandr Shelepin thay Serov và bị cách chức vì bị nghi muốn lật
Khruchev. Valdimir Semichatsny thay Shelepin và tiếp
tục làm giám đốc KGB sau khi Khruchev bị Leonid Brezhnev hạ bệ năm 1964.
Semichatsny rất ghét văn nghệ sĩ và là người tổ chức phong trào chống cuốn
Doctor Zhivago và tác giả là nhà văn Boris Pasternak.
KGB
có khuynh hướng ám sát người chống đối chế độ. Cách thường dùng là lén cho một
liều thuốc “knockout,” đương sự sẽ té chết đâu đó như một tai
nạn. Sau khi Stalin chết KGB vẫn còn duy trì một bộ phận
chuyên giết kẻ địch dùng đạn tẩm thuốc, hoặc chất kịch độc phá hủy thần kinh và
chất độc chạm vào da bôi vào nắm cửa. Cá nhân tôi biết
những vụ giết người này qua báo chí Tây phương. Nội bộ
của ngành phản gián Đông Đức không bàn đến những vụ này một cách công khai.
Đó là một hình thức đồng lõa.
Năm 1967 sau khi Yuri Andropov lên làm giám đốc, KBG đổi phương
pháp. Andropov biết sự yếu kém của hệ thống cộng sản
và không tin đàn áp và giết người là cách tốt nhất để cứu chế độ.
Andropov cho việc can thiệp của Liên bang Xô viết ở Hung Gia Lợi năm 1956 và
Tiệp Khắc năm 1968 là một dấu hiệu sợ hải hơn là tự tin, và ông định tâm không
để những vụ như vậy tái diễn.
Tôi gặp Andropov lần đầu năm 1968 tại Đông Đức tại một biệt thự
dành riêng cho bộ Nội vụ. Trong buổi tiệc khoản đãi, sau khi Bộ trưởng
Nội vụ Đông Đức Mielke hùng hồn phát biểu, khen ngợi Liên bang Xô viết nhanh
chóng hành động chận đứng sự đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ai cũng chờ
đợi Andropov tán dương cuộc tấn công “thần thánh” còn nóng hổi của Hồng quân
Liên xô vào Tiệp Khắc.
Nhưng,
một cách từ tốn và quả quyết, Andropov nói: “Câu chuyện không phải chỉ có vậy. Chúng ta có hai lựa chọn. Thứ nhất là can thiệp quân sự chấp
nhận dư luận bất lợi, thứ hai là để cho Tiệp Khắc chọn con đường riêng của mình
với những hậu quả chưa biết thế nào đối với Đông Âu. Chúng ta
đã chọn lựa và chưa hẵn đó là sự lựa chọn tốt nhất.” Cử
tọa im phăng phắc. Andropov tiếp: “Chúng ta cần tìm hiểu tại sao có cuộc
nổi dậy tại Tiệp Khắc. Chính quyền mới tại Tiệp sẽ còn nhiều khó khăn. Là những người dân chủ xã hội (Social Democrats) chúng ta phải quan
hệ với chính quyền mới như thế nào và xem kỹ chính quyền đó đại diện gì đối với
thế giới chung quanh.”
Chúng tôi hiểu ý Andropov chỉ trích đảng cộng sản Tiệp Khắc (và
gián tiếp chỉ trích hệ thống Xô viết) không nắm được lòng dân và trong khi lúng
túng đã dùng sức mạnh. Ông phát biểu như một Tổng bí thư
(chức vụ của ông từ 1982 đến 1984) hơn là một giám đốc tình báo. Sau này Gorbachev dùng tư tưởng cởi mở của Andropov để cứu đế quốc
Liên xô qua hai chương trình cải tổ chính trị (glasnost) và kinh tế
(perestroika). Tôi tin rằng nếu sống thêm mươi năm nữa
Andropov là người sẽ làm cuộc cải tổ chế độ nhưng không làm với cung cách của
Gorbachev. Andropov là một người thận trọng. Và ông hiểu qui luật của chính trị.
Năm
1978 nhà tranh đấu cho quyền di dân của người Nga gốc Do Thái Anatoly Sharansky
tại Liên bang Xô viết đang là một cái gai trước mắt của Mạc tư Khoa. Tôi đề
nghị dùng Sharansky đổi Gunter Guillaume, gián điệp cỡ lớn đang bị giam tại Tây
Đức. Tôi nghĩ nếu Liên bang Xô viết có thể cho nhà văn Solzhenitsyn lên máy bay
đi Đức, đưa khoa học gia Sakharov về giam lỏng tại thành phố Gorky cho bớt ồn
ào, tại sao không thể cho Sharansky đi cho rảnh mắt.
Nhưng
Andropov không nhìn vấn đề đơn giản như vậy. Ông ta nói với tôi: “Đồng chí
Wolf. Anh biết Sharansky là một điệp viên (Andropov nghi Sharansky làm việc cho
CIA), nhưng quan trọng hơn anh ta đại diện cho quyền lợi của thiểu số người Nga
gốc Do Thái. Nếu cho anh ta đi các thiểu số khác như người Nga gốc Đức ở Volga,
người Tartars ở Crimean, người Kalmucks hay người Chechens chịu ngồi yên sao?”
Liên
bang Xô viết mặc dù nói cứng trong bụng rất ngại các chương trình vũ trang của
Hoa Kỳ. Liên bang Xô viết biết không đủ sức chạy đua. Thỏa ước tài giảm vũ khí
chiến lược SALT II ký được giữa Nixon và Brezhenev do sự lo sợ của Liên bang Xô
viết. Năm 1976 khi Jimmy Carter đắc cử tổng thống, tình báo Liên bang Xô viết
chưa biết gì nhiều về tư tưởng quân sự của Carter ngoại trừ biết ông xuất thân
một nông dân trồng đậu phụng sau làm thống đốc bang Georgia. Khi Carter công bố
ngân sách quốc phòng lên 157 tỉ mỹ kim để trang bị thêm hỏa tiễn MX và Trident,
hỏa tiễn Cruise, tàu ngầm nguyên tử và 11.000 quân trừ bị, Mạc Tư Khoa lên cơn
sốt.
Tây
Đức cũng sợ chính sách mới của Hoa Kỳ sẽ dẫn tới chiến tranh giữa Tây và Đông
Đức. Phong trào “Ostpolitik” chủ trương xích lại gần giữa Tây và Đông Đức phát
sinh đầu thập niên 1970 lại có điều kiện bùng dậy.
Và
sau khi Honecker Tổng bí thư đảng cộng sản Đông Đức
bày tỏ cảm tình với “Ostpolitik”, Mạc Tư Khoa bắt đầu lo ngại. Sự rạn nứt giữa
Đông Đức và Liên bang Xô viết bắt đầu.
CHUYỆN
Năm
1965 tình cờ tôi đặt chân đến New York, thủ đô chính trị quan trọng bậc nhì của
Hoa Kỳ, quốc gia thù nghịch hàng đầu của khối cộng sản. Trước
đây tôi chỉ biết thành phố
Fidel Castro, lật đổ Batista 4 năm trước,
mời tôi sang
Tôi
phục Cuba, một đảo quốc nhỏ bé nằm cách Hoa Kỳ chưa tới 150 cây số, đơn thân
độc mã theo xã hội chủ nghĩa nên rất nôn nóng lên đường. Đường bay tiện nhất là
từ Berlin đến Prague, từ đó bay đi Havana, dừng lấy xăng một lần ở Scotland hay
Canada. Nhưng bộ trưởng nội vụ Mielke không muốn tôi dừng chân ở một nước thuộc
khối NATO, nên tôi chọn đường Berlin Mạc Tư Khoa, từ đó dùng máy bay dân sự của
hãng Aeroflot bay không ngừng đến Cuba.
Tôi
đến Mạc Tư Khoa sáng sớm ngày
Bay
suốt đêm, sáng hôm sau trời mờ sáng tôi thấy bờ biển
Tuy
lo tôi cũng không nhịn được cười khi thấy hai nhà ngoại giao Trung quốc đang
ngồm ngoàm nhai nuốt các tài liệu mang theo. Định tìm cách gì giúp các đồng chí Trung quốc tôi thôi vì biết đâu
sau này bị tố cáo lấy tài liệu mật của nước bạn. Lúc này nhiệt độ trong
máy bay xuống thấp, chúng tôi không ai trang bị áo quần chống lạnh vì Cuba khí
trời ấm áp nên lạnh tái người.
Mấy
giờ sau lãnh sự Liên bang Xô viết mang trà nóng đến và cho biết do sơ suất của
phi hành đoàn máy bay thiếu xăng phải đáp xuống New York và Mạc Tư Khoa đang
dàn xếp với Hoa Thịnh Đốn. Từ ngày có vụ khủng hoảng hỏa tiễn nguyên tử năm
1961 Hoa Kỳ không cho máy bay hàng không dân sự Liên bang Xô viết trên đường đi
Cuba đáp xuống Hoa Kỳ.
Mười
tám giờ nằm trên sân chờ, cuối cùng Maria rỉ tai tôi rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tế
nhiên liệu và cho máy bay cất cánh với điều kiện để cho hai sĩ quan không quân
Hoa Kỳ tháp tùng. Có lẽ Hoa Kỳ muốn nhận diện hành khách.
Đến
Hôm
sau chúng tôi được đưa đi xem bãi biển Colorado nơi 9 năm trước Fidel Castro và
82 đồng chí dùng tàu Gramma từ Mexico đổ bộ lên Cuba chiến thắng Batista và xem
Vịnh Con Heo nơi CIA tổ chức cuộc đổ bộ lật đổ Castro bất thành.
Điều làm tôi ngạc nhiên
là sự hiện diện của KGB tại đây được che đậy kỹ. Ramiro Valdez, bộ trưởng nội vụ Cuba tỏ ra lúng túng mỗi
lần tôi hỏi về KGB. Thậm chí Valdez không muốn tôi đến tòa đại sự Liên bang Xô
viết. Tôi phải dùng phương pháp bỏ rơi mấy người bảo vệ để đi
vì tôi không muốn làm mất lòng những ông bạn Cuba tốt bụng.
Thời
gian ở
Tôi dặn Umberto chớ hở môi cho ai. Nhưng
hôm sau gặp tôi Valdez săn đón hỏi bên bản quốc có gì lạ không, ý muốn hỏi tôi
về Spunik. Tôi nói đi xa sao biết. Valdez buột mồm nói “gogofon” để làm gì. Tôi
hiểu Umberto đã báo cáo với Valdez. Tôi đành thú thật
gogofon là chuyện xạo chơi thôi. Từ đó trong giới an
ninh Cuba Umberto có thêm biệt danh gogofon!
Giám
đốc phản gián
Raul
Castro, em trai của Fidel Castro là người giỏi nhất trong các phụ tá của
Castro. Raul trầm tĩnh, có tầm nhìn chiến lược, nắm vững
thuyết Mác xít và lý thuyết quân sự. Raul không than
phiền công khai về Liên bang Xô viết như
Có qua, có lại. Lấy cớ đáp lễ Fidel Castro
thường đến viếng
Như đã nói tôi quan tâm đến Chí Lợi vì quan hệ gia đình của
Honecker. Nhờ tin tình báo lấy của Tây Đức, tôi biết các tướng lãnh Chí
Lợi, với sự bố trí của CIA, đang tính đảo chánh Allende. Nhưng Allende không
tin cho rằng theo truyền thống, quân đội Chí Lợi không
làm chính trị. Khi cuộc đảo chánh xẩy ra, Carlos Altamirano Tổng Bí Thư đảng
cộng sản Chí Lợi (lấy tên là đảng Xã Hội) và nhiều đảng viên cao cấp khác trốn
vào tòa đại sứ Đông Đức. Lúc đó Đông Đức đã cắt đứt ngoại giao với chính phủ
của tướng Pinochet nên tôi phải tìm cách đưa lén các nhân vật trên ra nước
ngoài. Tôi phái một toán sĩ quan tình báo đặc biệt đến Chí Lợi nghiên cứu đường
hàng không, đường biển qua cảng Valparaiso và đường bộ đi Argentina, và với sự
giúp đỡ của Pineiro thực hiện một cuộc cứu thoát rất ngoạn mục qua ngả
Argentina, từ đó đưa sang Cuba rồi Đông Đức. Sau vụ Allende, Fidel Castro biết
sợ và trở nên dè dặt hơn. Các lãnh tụ
Nghĩ đến
Tôi
cũng có lý do riêng để thất vọng. Lý tưởng cộng sản tôi ôm ấp
từ Mạc Tư Khoa trên đường về nước năm 1945 đang tan vỡ. Có một cách biệt lớn giữa ảo vọng của những người lãnh tụ cộng sản
- trong đó có Fidel Castro - với đời sống cơ cực hằng ngày của dân chúng.
Gorbachev
lên cầm quyền tại Liên bang Xô viết mang theo chút hy
vọng và tôi nghĩ
Tôi đến thăm
Nhìn quanh tôi thấy lý tưởng xã hội đâu đâu cũng bị đánh bại.
Nền dân chủ xã hội của Allende bị vùi trong một cuộc đảo
chánh đầy máu. Hy vọng xây dựng một chế độ công bình
tại
Bây
giờ thấy Fidel Castro đang cố đổi mới chế độ từ bên trong mà không cần sự giúp
đỡ của Mạc Tư Khoa, tôi nghĩ ông ta phải là người cô đơn nhất thế giới. Và tôi
đồng ý với nhận xét của nhà văn Đức Gunter Grass khi ông viết: “Tôi vốn chống
các chế độ giáo điều tại
MÀN CUỐI
Năm
1980 Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Ba Lan do Lech Walesa lãnh
đạo ra đời, gây chấn động ở Đông Âu. Nhiều năm trước tình báo Đông Đức ghi nhận
tình trạng căng thẳng
do dân chúng bất mãn tại Ba Lan nhưng tình báo Ba Lan không phản ứng phòng ngừa
như tôi khuyến cáo. Ba Lan không thích Đông Đức, và
tình báo Ba Lan không hợp tác chặt chẽ với tình báo Đông Đức.
Khi Nghiệp Đoàn Đoàn Kết ra đời tôi theo dõi kỹ xem Tây phương toan tính gì trước cơ hội mới.
Lúc này tình báo Ba Lan mới nhờ chúng tôi theo dõi
hoạt động của người Ba Lan đối lập tại hải ngoại đặc biệt trong đài Âu Châu Tự
Do và tờ báo Kultura ở
Trước khi Nghiệp Đoàn Đoàn Kết ra đời, tại
Ba Lan cũng có những nhóm đối lập khác nhưng đa số chủ
trương đối lập ôn hòa để duy trì ổn định kinh tế và xã hội. Nghiệp Đoàn Đoàn Kết khác hẳn, chống đảng
cộng sản Ba Lan trên mọi mặt và càng lúc càng hăng cho rằng đảng cộng sản Ba
Lan không có khả năng phản ứng. Tháng 12 năm 1981, trước áp lực của Liên bang
Xô viết tướng Jaruzelki thiết quân luật. Nhưng quân luật chỉ làm chậm tiến trình
tan rã của chính quyền cộng sản Ba Lan, không ngăn nổi
hiện tượng nước vỡ bờ.
Từ 1981 tôi có ý định xin nghỉ hưu. Tuy
thỏa mãn về nghề nghiệp nhưng tôi không vui khi thấy tiến trình xích lại gần
nhau giữa Đông và Tây Đức hoạch định bởi Bản Thỏa Ước Căn Bản năm 1972 (Basic
Treaty of 1972) dậm chân tại chỗ vì áp lực của Liên bang Xô viết. Honecker chứng tỏ là một ông già chỉ biết bám vào quyền lực không
dám phản ứng.
Thời
gian này tôi lưu tâm đến một tác phẩm của em tôi - Koni, chết vì bệnh cancer -
đang viết dở, viết về bốn người bạn, hư cấu thành ba, lấy tên là Bộ Ba, The Troika. Koni
theo cha tị nạn ở Mạc Tư Khoa lúc Hitler đang làm mưa làm gió, Lothar Wloch
thuộc một gia đình Đức theo chủ nghĩa cộng sản, Victor và George Fisher hai
thanh niên Mỹ. Bốn người cùng ở Mạc Tư Khoa
và chơi thân với nhau, nhưng trong Chiến tranh lạnh mỗi người thuộc một phe
khác nhau. Koni gia nhập Hồng quân; Lothar trở về Đức sau khi
cha anh bị Stalin giết trong đợt thanh trừng, gia nhập không quân Đức đánh
Stalin trả thù cha; Fischer về Mỹ trở thành một đại úy trong quân đội Hoa Kỳ.
Cuốn
“The Troika” minh họa bộ ba Koni, Lothar và Fisher do hoàn cảnh xô đẩy, suy
nghĩ khác nhau, đánh nhau trên trận địa, nhưng cuối cùng, sau Chiến tranh lạnh
vẫn là ba người bạn chí thân như hồi còn niên thiếu.
Đầu năm 1983 một gián điệp tôi gài trong bộ chỉ huy NATO chuyển cho
tôi một bản giải đoán tình hình mật của NATO về tương quan lực lượng giữa Đông
và Tây. Bản giải đoán vạch ra sự yếu kém về quân sự và
kinh tế của khối Xô viết rất chính xác. Nhưng tôi biết
các nhà lãnh đạo của khối Xô viết không muốn cũng như không thể vãn hồi tình
trạng xuống dốc này. Đầu của họ đã thành “bê tông”
cứng ngắc.
Bản giải đoán của NATO làm tôi thêm xuống tinh thần. Tôi
chuyển lên bộ trưởng Nội vụ Mielke với tờ trình không che dấu sự thật nhưng
cũng không dám quá bi quan có thể làm mất tinh thần ban lãnh đạo đảng. Tôi biết
bản giải đoán tình hình sẽ được chuyển lên Chernenko, Tổng bí thư đảng cộng sản Liên bang Xô viết qua giám đốc KGB
Chebrikov.
Lúc
này quan hệ Liên bang Xô viết và Đông Đức nguội lạnh vì Honecker muốn xích lại
gần Tây Đức nhưng Liên bang Xô viết nhất định cản. Mạc Tư Khoa không ngần ngại
đe dọa Đông Đức. Trong một buổi họp tại Mạc Tư Khoa năm 1984 Chernenko cảnh cáo
Honecker rằng, quan hệ Đông Tây Đức không được làm mất an ninh của Liên bang Xô
viết. Chernenko nói tiếp: “Hãy thận trọng đừng để cho Đông Đức trở thành nạn
nhân.”
Thời
gian này tôi tiếp xúc với Hans Modrow, bí thư đảng cộng sản vùng Dresden, một
nhân vật chủ trương cải tổ để tính toán xem có thể làm được gì trước khi tình
hình trở nên vô vọng. Nhưng thành thật mà nói chúng tôi ở
ngoài Trung ương đảng nên không có khả năng ảnh hưởng. Cả hai chúng tôi nói nhưng không có thế làm.
Chỉ còn một con đường
nghỉ hưu. Lúc này tôi
lại có vấn đề gia đình. Tôi bỏ người vợ thứ hai và
cưới Andrea bất chấp sự phản đối của bộ trưởng bộ Nội vụ Mielke. Thật ra Mielke không quan
tâm gì tôi bỏ ai lấy ai. Ông ta ngại bà vợ thứ hai của tôi vốn là một nhân viên
của Bộ Nội vụ bất mãn hợp tác với tình báo Tây phương. Mielke
có lý. Sau này vợ tôi liên hệ tình cảm với một thương gia tôi nghi là
một gián điệp của Tây Đức. Nhưng nhờ Mielke ban phát cho bà nhiều quyền lợi bà
ta vẫn trở về sống ở Đông Đức và không có dấu hiệu gì bà đã phản bội Đông Đức.
Năm 1986 Mielke cho phép
tôi về hưu. Werner
Grossman thay. Tôi được một tài xế, một thư ký
riêng, một phòng làm việc tại bộ Nội vụ để cố vấn cho Mielke khi cần và một căn
nhà ở
Lễ tiễn biệt chính thức đầy đủ nghi thức. Diễn
văn, những lời ngợi khen và chúc tụng trống rỗng, và rượu. Buổi gặp gỡ riêng với nhân viên thân cận của tôi sau đó thân mật và
cởi mở hơn. Khi được hỏi tôi nghĩ gì về Gorbachev tôi
làm các phụ tá tôi liếc mắt nhìn nhau lo ngại khi tôi ca ngợi chính sách
glasnost và perestroika.
Để
xua đi những căng thẳng cá nhân không tránh được trong thời gian làm việc với
nhau tôi đọc một bài thơ 4 câu tôi rất ưng ý của cha tôi nhan đề: “Xin tha thứ
vì tôi chỉ là người” nguyên văn “Nếu tôi đã ghét nhiều. Và đã
yêu nhiều không kềm chế. Xin tha thứ vì tôi chỉ là
người. Tôi không là thánh”. (Bài thơ gốc tiếng
Đức dịch ra tiếng Anh: Apologies for Being Human, “And if I hated too much. And loved too wild, too free. Forgive me for being human.
Sainthood was not for me.”)
Nghỉ hưu, tôi và Andrea về quê dùng thì giờ hoàn tất cuốn The
Troika. Càng đọc các ghi chép của Koni, càng xây dựng cuốn sách với nội
dung gián tiếp phê bình chính sách Stalin, đề cao tình bạn chân thật mà ý thức
hệ không làm tan vỡ nổi tôi cảm thấy bình an với chính
mình. Trong không khí glasnost, dù Đông Đức chưa công khai áp
dụng, tôi bạo dạn thêm một đoạn nói về cuộc khủng bố trắng của Stalin, một đề
tài chưa bao giờ được nói tới tại Đông Đức.
Tháng
3 năm 1989 cuốn The Troika được phát hành cùng một lúc tại Đông và Tây Đức.
Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình một phóng viên Tây phương hỏi tôi nghĩ gì
về Gorbachev. Tôi trả lời: Tôi rất vui mừng và sung sướng vì đã có ông ta. Hôm sau
Honecker điện thoại cho hay Chính trị bộ đảng cộng sản Đông Đức không bằng lòng
lời tuyên bố của tôi và ra lệnh tôi không được trả lời phỏng vấn của các đài
Tây phương nữa.
Mùa hè 1989 Hung gia Lợi bỏ ngõ biên giới. Dân Đông Đức ồ ạt
chạy qua Hung để sang Tây Đức. Tôi nghĩ Honecker có thể ra lệnh ngăn chận và sẽ
có đổ máu. Tôi liên lạc với Egon Krenz một Ủy viên Chính trị bộ có ảnh hưởng và
tôi có nhiều cảm tình, khẩn thiết yêu cầu ông can thiệp với Chính trị bộ đừng
hành động nông nổi. Krenz nói với tôi: “Tôi biết, tôi biết. Nhưng
anh cũng biết Chính trị bộ làm việc thế nào chứ? Nếu
tôi nói một lời nghịch ý ngày hôm sau tôi mất chức. Đừng quên Gorbachev
chỉ trở thành Tổng bí thư vì đã chịu khó câm miệng
dưới ba triều Tổng bí thư.” Quả nhiên ngày
Ngày
4-11 do Johanna Schall, cháu nội của nhà văn Bertolt Brecht thuyết phục, tôi
tham gia cuộc biểu tình tại công trường Alexander cùng với các nhà văn Christa
Wolf, Stephan Heyn, Heiner Muller và các lãnh tụ chính trị của New Forum mới
thành lập đòi chấm dứt chế độ độc đảng và thiết lập nền chính trị đa nguyên.
Khi tôi phát biểu nhiều
người trong đoàn biểu tình huýt gió đòi đuổi tôi xuống. Họ không muốn nghe một tay tổ
tình báo của cái chế độ họ đang chán ghét dạy họ đấu tranh cho dân chủ. Tôi học
được bài học: tôi không thể cắt bỏ quá khứ một cách dễ dàng dù tôi chân thành
muốn vậy. Dù sao tôi đã nói được điều tôi muốn nói. Đêm đó tôi ngủ ngon giấc.
Ngày
Tôi biết sau ngày thống nhất tôi sẽ bị bắt. Tôi không muốn
rời bỏ quê hương một lần nữa nhưng tôi phải tạm lánh cơn bảo táp trước mắt. Mặt khác, tôi hy vọng ở nước ngoài tôi có thể vận động cứu các nhân
viên cũ của tôi, tất cả đã rời chức vụ từ tháng 4-1990.
Trước
khi ra đi tôi viết thư gởi tổng thống Tây Đức Richard von Weizsacker, bộ trưởng
ngoại giao Hans-Dietrich và thủ tướng Willy Brandt trình bày rằng tôi không
định chạy trốn, tôi sẽ trở về khi cơn xúc động lắng xuống, bảo đảm tôi sẽ được
xử theo đúng thủ tục pháp lý.
Trong
thư gởi thủ tướng Willy Brandt tôi viết:
“Đây là quê hương của bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi
đã đổ mồ hôi làm việc xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất này sau một thời gian
dài lưu vong. Bố mẹ tôi và em tôi đều được chôn tại
Tôi
tiếp xúc với Anatoly Novikov, giám đốc KGB ở
Nhưng Mạc Tư Khoa là chỗ cuối cùng. Tôi
muốn tạm lánh đâu đó ở Âu châu chờ xem. Ngày 26-9-90,
sáu ngày trước khi thống nhất, Andrea và tôi chạy qua nước Áo. Trong hai
tháng ròng rã tôi và Andrea di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không ai để ý.
Nhưng dần dần không khí trở nên ngột ngạt vì báo chí bêu rếu khả năng tình báo
của Áo để cho một tay tình báo khét tiếng trong nước
mà không hay biết.
Cùng
đường tôi liên lạc với Do Thái, tôi viết thư cho
Gorbachev. Không ai trả lời. Sau
cùng tháng 11-90 tôi gọi KGB. Nhân viên KGB lái xe
đưa vợ chồng tôi qua Hung Gia Lợi, từ đó bay đi Ukraine rồi về Mạc Tư Khoa.
Như
đã thuật, KGB đón tiếp vợ chồng tôi nghiêm túc nhưng không giúp gì hơn ngoài
vấn đề an ninh. Mạc Tư Khoa không
muốn vì tôi làm mất lòng Tây Đức. Tôi được yên thân cho đến tháng 8-91 khi cuộc
đảo chánh bất thành chống Gorbachev xẩy ra. Giám đốc
KGB Kryuchkov bị bắt, KGB phân hóa trầm trọng. Không
ai có khả năng che chở chúng tôi nữa.
Bí lối, tôi và Andrea quyết định về nước sau khi nấn ná ở Áo để
liên lạc với luật sư. Tôi trở về qua trạm biên giới
Bayerisch Gmain. Công an chờ tôi, xem giấy tờ,
khám hành lý xem có vũ khí không rồi mời tôi lên một chiếc Mercedes có kính
chống đạn. Khỏi biên giới Áo không xa xe tạm ngừng ở
một khách sạn nhỏ bên đường để công tố viên đọc lệnh bắt tôi và sau đó đưa về
tống giam tại Karlsruhe. Mười ngày sau tôi được tại ngoại sau
khi đóng tiền thế chân đầy đủ.
Thời
gian công tố chuẩn bị hồ sơ đưa tôi ra tòa có tin đồn trong hai chuyến đi Mạc
Tư Khoa trong năm 1990 tôi đã rút hồ sơ tình báo liên quan đến các điệp viên
tối mật của Đông Đức đang nằm ở Tây phương cho Mạc Tư Khoa. Điều
này không đúng vì vào năm 1990 tôi nghỉ hưu đã hơn 3 năm. Werner Grossmann là một người có trách nhiệm không để tôi lấy hồ sơ
mật, dù tôi muốn. Tôi nghĩ một nhân viên cao cấp nào
đó của tình báo Đông Đức đã lấy bán cho CIA. Trước đó CIA đã gạ nhân
viên phụ trách Vụ Mỹ châu mua tài liệu này một triệu mỹ kim
nhưng bị từ chối. Tuy nhiên để đánh lạc hướng một chiến dịch tung
tin được nghiên cứu tỉ mỉ làm cho dư luận tin rằng tài liệu mật đó đã được
chuyển cho cơ sở KBG tại Berlin.
Ngày
Tòa xử tôi về tội phản quốc. Nhưng quốc
gia buộc tội tôi phản được khai sinh ngày 3-10-90, từ ngày đó đến nay tôi không
làm gì gọi là bội phản. Còn trước đó tôi là công dân
của một nước khác - nước Đông Đức - và tôi đã hết lòng hết sức phục vụ nó.
Các luật sư của tôi nêu ra sự phi lý của phiên tòa và yêu cầu
tòa tuyên bố vô thẩm quyền.
Nhưng tòa vẫn xử. Suốt bảy tháng nhiều
nhân chứng xuất hiện, cộng sự với tôi cũng có, nguyên địch thủ với tôi cũng có,
điệp viên tôi gài ở Tây Đức cũng có. Nghe các lời khai
tôi có cơ hội suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc Chiến tranh lạnh trong đó tôi đã
đóng một vai trò quan trọng. Tôi đã phục vụ hữu hiệu
một chế độ và nó đã sụp đổ. Chiến tranh lạnh không phải là một cuộc
chiến đen trắng rõ ràng. Nó có những vùng xám. Trước
tòa tôi tuyên bố:
“Không thể dùng pháp lý để thẩm định một gian đoạn lịch sử đầy mâu
thuẩn, ảo tưởng và tội lỗi. Hệ thống chính trị trong đó tôi đã sống và
làm việc là một ảo tưởng nhưng từng làm say mê hằng triệu người trong đó có
những nhà trí thức lớn vì họ tin rằng hệ thống chính trị đó có thể giải phóng
con người khỏi sự đàn áp, bất công và chiến tranh. Hệ thống
đó thất bại vì dân không tin. Nhưng tôi muốn nói rằng
trong 40 năm qua không phải cái gì của Đông Đức cũng xấu và cái gì của Tây Đức
cũng tốt. Giai đoạn lịch sử này sẽ không ổn định được
nếu cứ cho một bên đúng một bên sai.”
Nói vậy không có nghĩa không ai có lỗi, không ai đáng bị trách cứ.
Không phải vậy. Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến
tranh tàn bạo, bên nào cũng nặng tay với kẻ địch để
chiến thắng. Hôm nay trận Chiến tranh lạnh đã kết thúc và
Đông Đức không còn tồn tại nhưng không nên cho rằng những gì hai bên đã nói là
chân lý. Triết gia Nhật Daisaku Ikeda nói: “Chúng ta không thể kết luận
một cách đơn giản phía này đại diện cho thánh thiện, phía kia
đại diện cho tội ác. Thánh thiện hay tội ác thay đổi tùy theo
điều kiện lịch sử, tùy theo tính chất của xã hội, tùy theo thời gian và quan
điểm.”
Tôi
nghĩ nhìn như vậy chúng ta mới học được bài học thật sự của cuộc Chiến tranh
lạnh vừa qua và ý nghĩa cuộc đời của những chiến sĩ trong cuộc chiến đó, bên
này cũng như bên kia.
LỜI NÓI SAU CÙNG CỦA MARKUS WOLF
Nghề tình báo có những
phút thỏa mãn khi hoàn tất xong một công tác tưởng không làm được, có những lúc
nản chí làm chẳng ai khen, và bạc bẽo nhất là làm người ít khi mang tin vui cho
các lãnh tụ chính trị.
Một
điều khó hiểu là những đối thủ cao tay tôi đương đầu
trong cuộc Chiến tranh lạnh mỗi giai đoạn của đời sống suy nghĩ một cách khác
nhau, ngoại trừ lúc họ chiến thắng. Riêng tôi, có lúc cắm đầu
trong trận giặc tình báo, có lúc phải chứng kiến sự lợi dụng quyền lực nhân
danh công bình xã hội.
Tôi thường lấy gương của các điệp viên đi trước để động viên tinh
thần nhân viên. Kết quả trông thấy đối với các sĩ quan trong nước hay
các điệp viên đang hoạt động ở hải ngoại. Nhưng vẫn có một
câu hỏi khó chịu. Làm một điệp viên giỏi để làm gì?
Khi Hitler đang thống trị nước Đức, Richard Sorge, Harro Schulze- Boysen và
Leopold Trepper đã cho Liên bang Xô viết biết ý định quân sự của Hitler nhưng
Stalin không thèm nghe, kết quả là chiến tranh làm biết bao nhiêu người bỏ
mạng. Thảm trạng là những người đó đã phuc vụ cho một chế độ không chấp nhận sự
phê bình, một chế độ một người quyết định tất cả, một chế độ không chấp nhận
đối lập và bịt tai trước các tin tức khó chịu cho mình.
Những
năm sau này tôi tìm cách tiếp xúc với những nguời trong tổ chức Rote Kapelle
còn sống sót để tìm hiểu cái gì đã thúc đẩy những người khác nhau về trình độ
và chính kiến như những người trong tổ chức Rote quyết định ngồi lại với nhau
để chống Hitler. Chống lại Hitler có nghĩa chống lại sự tàn
bạo và chấp nhận cái chết. Sức mạnh tinh thần nào đã
giúp họ? Tôi tìm hiểu được một phần qua báo chí và
sách vở Tây phương. Tại Đông Đức người ta kiêng kị nói
đến các phong trào chống Hitler.
Trong
Chiến tranh lạnh hai phía kình chống nhau kịch liệt nhưng chúng tôi không hăng
như những người chống Quốc xã. Cuốn sách này không nói được
gì hơn là cho thấy giá trị tương đối của tình báo. Chúng
tôi chỉ giúp người lãnh đạo yên tâm rằng sẽ không bị địch đánh bất ngờ. Và nhờ đó mà hòa bình được duy trì một thời gian nửa thế kỷ, dài
nhất trong lịch sử Âu châu.
Nhưng các nhà lãnh đạo chính trị bên nào cũng không chịu nhìn nhận
điều này. Do bản chất của tin tình báo bên nào cũng chỉ có một số ít
người ở vị trí lãnh đạo được đọc các bản báo cáo tình báo. Và vì báo cáo quá
nhiều phải có ban tham mưu tóm tắt, do đó nội dung và giá trị của tin tức trước
mắt người đọc đã bị biến dạng. Người lãnh đạo quyết định như ban tham mưu muốn.
Và vì sao họ quyết định như vậy là một điều chúng tôi không
biết và không có quyền thắc mắc.
Trong một nước độc tài sự sai lầm trong quyết định là điều dĩ
nhiên. Các cuộc thảo luận tại Chính trị bộ nhanh chóng
biến thành những cuộc nói chuyện linh tinh không liên hệ gì đến vấn đề đang
được thảo luận.
Các quốc gia dân chủ cũng không có cách gì thực tế và hữu hiệu hơn
để đánh giá trị các tin tình báo. Vụ Vịnh Con Heo là
một thí dụ. Tổng thống Kennedy đã quyết định theo
khuyến cáo của một ban tình báo hải ngoại thiếu khả năng được yểm trợ bởi một
số chính trị gia thiếu óc tưởng tượng. Tại Tây Đức, ban tham
mưu của phủ thủ tướng - dựa vào chỗ tôi biết - xem các bản báo cáo tình báo của
cơ quan tình báo Tây Đức như giấy lộn. Giận các vụ gián điệp của Đông
Đức, có lần thủ tướng Helmut Schmidt nói với đại sứ Đông Đức Michael Kohl: “Quí
vị nên dẹp các vụ gián điệp vô bổ của các vị đi. Quí vị chẳng
lượm được tin gì đáng giá đâu. Những bí mật quân sự quan trọng Hoa Kỳ và
Liên bang Xô viết đều biết cách giữ kín. Chi tiêu để do thám chỉ phí tiền và
chỉ làm cho các cơ quan tình báo có cớ để tăng ngân sách và nhân viên.”
Nói vậy nhưng cơ quan tình báo của Tây Đức vẫn thuộc thủ tướng, và
ông Helmut Schmidt cùng bộ tham mưu vẫn thường đến viếng bộ chỉ huy BND tại
Pullach. Và không một nước nào không có tình báo.
Tình báo nước này làm khổ tình báo nước kia và điều
này đúng nhất giữa tình báo Đông và Tây Đức.
Đối với người ngoài cuộc thế giới tình báo là một thế giới thiếu
luân lý và lúc này, khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt người ta không cho sự hữu
ích của các cơ quan tình báo xứng với số tiền khổng lồ đã chi tiêu. CIA
của Hoa Kỳ tiêu hằng tỉ mỹ kim nhưng không tiên đoán
trước được sự sụp đổ của khối Liên xô và không phát hiện kịp thời một kẻ phản
bội trong ruột của mình, trường hợp ông Aldrich Ames.
Theo tôi cắt một nửa số tiền đã chi tiêu kết quả cũng như vậy.
Tôi lo ngại rằng nếu cơ quan tình báo không bị hạn chế, thì trong một nước độc
tài cũng như dân chủ người cầm quyền sẽ có khuynh hướng dùng để theo dõi người dân. Tại Đông Đức tình báo
đã được dùng để bóp chết dân quyền, nhưng trong các nước dân chủ sự kiểm soát
của quốc hội đối với cơ quan tình báo cũng khó hoàn hảo. Cơ quan tình
báo có trăm lý do - an ninh quốc gia là một - để không
tiết lộ một số tin tình báo cho quần chúng biết. Số dân biểu hay nghị sĩ tại
quốc hội Tây Đức hay Hoa Kỳ có quyền được nghe báo cáo mọi hoạt động tình báo
dù mật đến đâu đôi khi than phiền họ không biết hết những điều họ muốn biết.
Chừng nào còn hai lực lượng chính trị và hai quân đội đối chọi nhau
thì còn cần tình báo để biết ý định của nhau. Và tình
báo không phải là một trò chơi. Nhiều người bỏ mạng,
tù đày, sự nghiệp tan vỡ. Nhưng kết quả rất ít.
Nhiều khi tôi tự hỏi có cần phải trả giá cho nhu cầu tình báo
cao như vậy không?
Tôi nhấn mạnh trong cuốn sánh này tôi chưa hề phản bội lại lý tưởng
của tôi, và vì vậy tôi có quyền cho rằng đời sống tôi không vô ích. Tôi cũng như những người bạn tôi, và những người đồng thời không sống
một cách vô ích mặc dù những quyết định và hành động của chúng tôi đã gây tổn
thương cho một số người.
Nhớ
lại thời thanh niên ở Mạc Tư Khoa, điều tôi nhớ trước tiên không phải là tội ác
của Stalin hay liên minh Nga-Đức mà là những khó khăn đời sống trong Thế chiến
hai. Thế chiến hai là một biến cố quan trọng đối với hằng triệu người ở Liên
bang Xô viết, chấm dứt chế độ bạo tàn Đức Quốc xã. Làm sao
một người từng chiến đấu chống sự tàn bạo của Hitler có thể bị coi là một kẻ
bội phản với Đức quốc? Sự đóng góp của tôi và của gia
đình tôi cho cuộc đấu tranh chống Hitler dù nhỏ nhoi tôi vẫn có quyền tự hào.
Sau
chiến tranh tôi muốn làm cho thế giới nhớ tội ác của Hitler đối với nhân loại
và cảnh giác để thế giới biết nhiều thành phần Quốc xã còn nằm trong chính
quyền Tây Đức. Cái bóng đen khủng khiếp của Hitler thúc đẩy tôi phục vụ ngành
tình báo. Đó không phải là phản bội. Ngoài ra tình báo Đông Đức còn đóng góp nhiều trong việc giúp Âu
châu tránh đụng độ nguyên tử.
Tuy nhiên tôi không có quyền tự hào. Giá
trị chống phát xít của Đông Đức không che được mặt trái đàn áp của chế độ và
tôi có trách nhiệm trong đó. Tôi là một phần của chế
độ đàn áp, người dân có quyền nguyền rủa tôi.
Từ
những ngày không quên năm 1989 tôi vẫn tự hỏi tại sao Đông Đức có thể thất bại
thê thảm như vậy, và nhất là tại sao mãi đến lúc đó tôi mới nói lên được điều
tôi suy nghĩ. Tôi không thiếu can đảm nhưng kinh nghiệm cho tôi biết phản ứng
vô ích. Phản ứng như đổ dầu vào lửa và sự đàn áp càng thắt
chặc hơn. Tôi nghĩ kiên nhẫn đưa ý kiến nhẹ nhàng có
kết quả hơn trong một chế độ không chấp nhận ý kiến khác biệt. Phát biểu công khai sẽ bị người lãnh đạo thiếu tự tin kết tội là
phản bội.
Có thể tôi đã lầm. Nhưng không thể níu kéo
quá khứ lại. Nếu có dịp dạy các cháu tôi tôi sẽ dạy chúng phải can đảm
đấu tranh cho ý kiến của mình dù bị đàn áp. Tôi được giáo dục phải biết tôn
trọng lối sống của người khác và không nên buộc người khác phải theo một công thức nào đó. Nhưng suốt đời
và trong sự nghiệp tôi chọn thái độ chờ đợi, hy vọng sẽ có thay đổi.
Chúng tôi ai cũng từng nóng lòng chờ một sự thay đổi tại Mạc Tư
Khoa, biết nó sẽ ảnh hưởng đến Đông Âu. Khi Gorbachev
lên không ai vui mừng bằng tôi. Nhưng quá trễ.
Nước Nga bị vi trùng đục khoét từ năm 1917 đã trở
thành con bệnh nan y.
Vậy còn lại cái gì? Nhớ lại thời niên thiếu chúng tôi tin
một cách mãnh liệt rằng lý thuyết của Marx và Engels có thể biến thành hiện
thực, và một xã hội có tự do, bình đẳng, và tình huynh đệ có thể thực hiện được
chúng tôi không thể hiểu tại sao chúng tôi thất bại. Chúng
tôi nghĩ với sức mạnh của ý chí chúng tôi có thể biến cải thế giới. Bây giờ nhìn lại tôi thấy rằng chúng tôi thất bại không phải chúng
tôi không đủ ý thức về một xã hội tốt đẹp mà vì chúng tôi không áp dụng đủ ý
thức xã hội cao cả đó trong thực tế. Tội ác của Stalin không do thuyết
cộng sản mà do vi phạm thuyết cộng sản. Tuy nhiên
những sản phẩm của chế độ Stalin như chính sách hủy bỏ tự do cá nhân cho quyền
lợi đảng cộng sản, lừa gạt quần chúng, bẻ cong lịch sử được rập khuôn nhanh
chóng tại các nước sau bức màn sắt. Điều đáng buồn là Đông Đức lạm dụng gắt gao nhất và đó là lý do Đông Đức chết vì ngộp thở. Tôi công
nhận rằng chính thể độc tài cộng sản thua sút các chế độ dân chủ Tây phương mặc
dù về mặt an sinh dân chúng được bảo đảm hơn trong một
giới hạn nào đó. Bài học lớn của sự sụp đổ của Đông Âu là sự tự do tư tưởng và
tự do ngôn luận là những điều căn bản cho một xã hội tiến bộ của thời đại này
không khác gì những nguyên tắc chúng tôi tranh đấu. Không thể nhân danh tranh
đấu cho công bình và bình đẳng xã hội mà tiêu diệt tự do.
Với một số người dân Đông Đức, đời sống mới trong nước Đức thống
nhất không huy hoàng như mọi người chờ đợi - kiếm việc khó, giá thuê nhà cao,
và mọi người cảm thấy xa cách nhau. Đương nhiên, nếu
so sánh đời sống của một xã hội dân chủ Tây phương như nước Đức với một xã hội
lý tưởng để chê bai thì không đúng, nhưng tôi biết nhiều người không thích sống
trong một xã hội trong đó người giàu giàu thêm, người nghèo ngèo thêm. Người Mỹ có lý khi tự hào về xứ sở và những thành tựu của quê hương
mình nhưng tôi không thể hiểu tại sao họ có thể chấp nhận rằng ít nhất có 40
triệu đồng bào của mình sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực. Tôi rất khó chịu về triển vọng một xã hội văn minh chỉ xây dựng
trên đồng tiền. Tiền bạc có thể mạnh như một chính phủ
độc tài, chỉ khác sự tàn bạo của đồng tiền khó thấy hơn. Trong khối Cộng người ta nhân danh lý tưởng để lạm quyền.
Trong xã hội tư bản người ta nhân danh tự do cá nhân cho quyền lợi thương mãi.
Đó là lý do tại sao một số không ít người trong các quốc gia thắng trận Chiến
tranh lạnh không tin tưởng lắm vào khả năng giải quyết các vấn đề xã hội của
định chế chính trị của quốc gia mình.
Tuy nhiên, tôi vẫn là một người thích lý tưởng và lạc quan.
Tôi tin rằng những người trẻ tuổi vẫn ước mơ một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi
người, một thế giới biết yêu thương hơn thế giới hôm nay. Tôi
không nghĩ rằng những tư tưởng viễn vông đều vô nghĩa, trái lại đôi khi cần cho
nhân loại. Thật vậy, nếu không có những lý tưởng không tưởng chúng ta có
nguy cơ lại rơi vào tình trạng dã man dẫn tới sự băng hoại không những cho một
quốc gia mà cho cả thế giới.
Tôi
tin chắc rằng thế hệ trẻ hôm nay và những thế hệ tới sẽ tìm ra con đường để
giải quyết vấn đề gai góc này.
**Markus Wolf **
Trần Bình
|
http://www.tranbinhnam.com |