Tôi
làm nghề dạy học
Trần Văn Sơn
Trong
các nghề ai không yêu nghề dạy học, một nghề cao quý và được kính nể. Thuở nhỏ mới cắp sách đến trường tôi cũng ước mơ
lớn lên làm nghề dạy học. Nhưng do một tình cờ, tôi bỗng sợ nghề dạy học.
Cuối
năm 1953 tôi học lớp đệ nhị trường trung học Khải Định ban B, thầy Đinh Quy dạy
toán, hình học không gian. Một buổi sáng thầy Quy dạy hai giờ lớp tôi, đệ nhị
B2. Hai giờ sau thầy dạy lớp đệ nhị B1 bên cạnh. Sau giờ thầy Quy, thầy Tôn
Thất Tắc dạy Vật Lý bệnh cho học trò nghỉ. Đám bạn tôi kéo ra trước trường chơi
banh, đánh bi. Tôi xách cặp len lẻn rảo ngoài các lớp xem các thầy dạy học.
Đứng
bên cửa sổ lớp đệ nhị B1 tôi thấy một hình ảnh thật quen. Thầy Quy đứng trước
bảng đen, trên bảng có một vòng tròn vẽ trên một mặt phẳng nằm ngang, tay thầy
cầm một viên phấn và thầy đang chứng minh một định lý hình học y như thầy vừa
giảng cho chúng tôi một giờ trước đó. Hai hình ảnh y như một, cũng vòng tròn
đó, cũng vị trí đó của thầy trước bảng đen, cũng những câu nói đó không thiếu
không thừa một chữ thầy đã chứng minh một cách tuyệt vời cái định lý của thầy.
Tôi thấy thương thầy. Một giờ trước, khi nghe thầy giảng bài tôi sung sướng như
được chứng kiến một biễu diễn nghệ thuật, một giờ sau tôi có cảm tưởng thầy đang
đóng lại một vở kịch thầy đã đóng một giờ trước, một năm trước hay nhiều năm
trước … Tôi bỗng có một suy nghĩ: nghề dạy học không hợp với tôi. Nhưng tình
cảm của tôi đối với các thầy trở nên đậm đà hơn. Tôi biết sự hy sinh của quý
thầy hằng năm hằng tháng hằng ngày làm một việc không có gì lý thú để khai mở
trí tuệ của chúng tôi.
Trong
những buổi dạy học đôi khi các thầy chỉ có một chút vui nhỏ nhỏ và nếu học trò
làm thầy thất vọng thì đó là điều vô ơn nhất của học trò đối với thầy. Tôi đã
có một lần “vô ơn” với thầy Bùi Tấn. Thầy Bùi Tấn dạy toán chúng tôi năm đệ
ngũ, cơ sở đặt tại trường Việt Anh gần sân vận động Huế. Hôm đó thầy Tấn dạy
cách giải hằng phương trình hai ẩn số. Nguyên tắc là làm cho một trong hai ẩn
số có cùng thừa số để trừ mất nhau đi chỉ còn lại một ẩn số. Thế là xong. Vấn
đề là nhân hai vế của hai phương trình với hai số nào để đạt được kết quả. Cái
thú của dạy toán đại số là ở chỗ đó, và có thể trong một buổi sáng mệt nhọc khi
gọi một cậu học trò cậu học trò tìm ngay ra được các con số đó. Sáng đó thầy
Tấn viết hai phương trình lên bảng và chờ học trò tìm số nhân. Không thấy ai
trả lời thầy gọi tôi, hy vọng rằng tôi sẽ nói hai số nhân thầy đang chờ đợi.
Nhưng vì lười biếng tôi đã làm thầy thất vọng. Tôi trả lời: “thưa thầy con
không biết”. Thầy Tấn bỗng nổi giận đuổi tôi ra khỏi lớp. Thầy tiếp tục giảng
bài, hết giờ thầy cầm cặp bước ra khỏi lớp không thèm nhìn đến tôi. Tôi thật
hối hận.
Nhưng
cái gì cũng có số. Tôi chạy trốn nghề dạy học, để rồi suốt bao nhiêu năm vẫn
làm nghề dạy học nhưng không được xem là thầy. Cuối năm 1954 sau khi thi đỗ Tú
tài bán phần, cuộc chiến tranh Pháp -Việt vừa kết thúc, tôi tiễn hai người bạn
thân ra Bắc tập kết, Dương Vân Đình và cô Thuần, em ruột của bạn Hoàng Trọng
Đáo xong, tôi vào Sàigòn học ngành cán sự vô tuyến điện, và tiếp tục tự học thi
Tú tài II.
Cuối
năm 1955 sau khi đậu Tú tài II tại Sàigòn tôi gia nhập Hải quân Việt
Chưa
hết. Ngoài quân trường, tôi còn dạy học như nghề tay trái tại trường Trung học
Võ Tánh Nha Trang do thầy Lê Nguyên Diệm làm hiệu trưởng và các trường tư như
trường Văn Học của thầy Nguyễn Bá Mậu, trường Hưng Đạo của các Cha Công giáo,
trường Bồ Đề của các Thầy Phật giáo, trường Văn Hóa Quân Đội, trường đại học
Huế của viện trưởng Lê Thanh Minh Châu và tiến sĩ toán Nguyễn Văn Hai, khoa
trưởng khoa học.
Cái
khía của cuộc đời dạy học như tìm tôi và cuốn tôi vào, phạt tôi cái tội chạy
trốn nó. Thầy Lê Nguyên Diệm là thầy dạy toán chúng tôi ở lớp đệ tứ. Khi thầy
làm hiệu trưởng trường Võ Tánh theo lệnh của bộ giáo dục thầy mở thêm lớp đệ
nhất và thiếu thầy, thầy mời ông Nguyễn Xuân Vinh ở Không quân, ông Lê Phụng và
tôi ở Hải quân dạy các môn Toán, Lý Hóa và Cơ học. Thầy Diệm vẫn xem tôi như
học trò của thầy năm xưa với một sự thân mật thầy trò thật dễ chịu.
Học
trò các lớp đệ nhất trường Võ Tánh Nha Trang sau khi đỗ Tú Tài II thi vào các
ngành hành chánh, sư phạm, hải quân, không quân, y khoa, hay xuất ngoại, và
cũng có người vào bưng theo kháng chiến. Những năm tháng về sau tôi có dịp gặp
lại những người học trò này trong những hoàn cảnh khác nhau, vui có, buồn có.
Tôi
gặp lại Trịnh Toàn tại đại học Sàigòn khi tôi ghi tên thi lấy chứng chỉ cuối
cùng của văn bằng Cử nhân Giáo khoa Toán. Võ Đình Tâm người học trò xuất sắc
nhất, học như chơi, chơi như học, du học Pháp, và khi tôi đến thăm Paris năm
1992 anh đã là giáo sư Toán tại một đại học nổi tiếng ở Paris. Anh ấy giỏi quá,
nổi tiếng quá và mấy người bạn tôi ở
Vận
mệnh trớ trêu giúp tôi gặp lại anh Nguyễn Văn Báu. Anh Báu học sư phạm, sau ra bưng theo kháng chiến.
Sau năm 1975 anh ấy trở về phụ trách Hội
Trí thức thành phố Sàigòn lúc đó đã đổi tên ra thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 9
năm 1975 khi tôi đang bị giam tại nhà tù Đồng Găng nằm sâu trong vùng rừng núi
Khánh Hòa đầy cọp thì nhờ anh Hồ Ngọc Nhuận vận động được thả ra vào Sàigòn
theo học một lớp chính trị dành cho giới trí thức miền Nam. Cùng được thả ra
với tôi là anh Trần Văn Thung cũng là học trò cũ của Võ Tánh Nha Trang, dân
biểu tỉnh Khánh Hòa lúc đó đang bị giam tại quận Diên Khánh. Anh Báu là một
trong những người phụ trách lớp này.Tôi không nhớ anh nhưng anh nhận ra tôi là
thầy cũ và đã hết lòng giúp đỡ. Anh viết giấy giới thiệu để tôi có thể rút tiền
trước đó tôi gởi tại Ngân Hàng Tín Nghĩa của ông Nguyễn Tấn Đời. Sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 ngân hàng Việt Nam Thương Tín đóng vai Ngân Hàng Quốc Gia quản
lý tất cả các ngân hàng công tư của miền Nam. Chương mục của tôi không có bao
nhiêu, chỉ khoảng 20.000 đồng, và sau đợt đổi tiền lần thứ nhất chỉ có giá trị bằng
40 đồng tiền mới. Việc thứ hai là sau ba tháng nghe các ông Nguyễn Hộ giảng
giải về duy vật biện chứng và ông Phạm Hùng đến nói về “tài tình của đảng ta”
kết thúc khóa học anh Báu viết giấy giới thiệu tôi để xin việc làm tại địa
phương. Về Nha Trang tôi mang giấy giới thiệu đến Ty Giáo dục trước, sau đến Ty
Xây dựng. Ở cả hai nơi cán bộ tổ chức đều niềm nở trước giấy giới thiệu, nhưng
không xếp việc được. Sau này tôi hiểu vì tôi không có lễ đi trước. Nhưng trong
cái rủi có cái may. Nếu tôi có lễ, tôi đi làm không biết qua năm sau khi có cơ
hội vượt biên tôi có thể đi được không? Cám ơn anh Báu.
Một
người học trò khác, anh Nguyễn Công Hoan, học cùng lớp với anh Trần Văn Thung
là người đã giúp tôi và anh Thung vượt biên. Cũng là chuyện tình cờ. Anh Hoan,
dân biểu Phú Yên, quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1971-75 cùng ở trong
khối đối lập với tôi. Thời gian làm dân biểu Việt Nam Cộng Hòa anh Hoan quen
biết thế nào với những người bên kháng chiến không biết. Sau ngày 30/4/1975 một
số người này làm lớn trong chính quyền mới ở Phú Khánh (hai tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa nhập lại) đã mời anh Hoan ra ứng cử dân biểu quốc hội của nước Việt
Nam thống nhất tổ chức năm 1976. Anh Hoan đến thăm tôi vào đầu năm 1976 cho
biết ý anh muốn từ chối vì anh đã nghe dân Phú Yên than phiền chính sách của
chính quyền mới. Tôi khuyên anh Hoan không nên từ chối vì có thể nguy hiểm cho
bản thân anh.
Sau
khi trở thành dân biểu quốc hội của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Học
trò tôi ở các lớp đệ nhất Võ Tánh vào quân ngũ có nhà văn Huỳnh Văn Phú sĩ quan
Dù, vào Không quân có Cao Văn Luy, vào Hải quân có Võ Quang Thủ, Võ Văn Qượt
nếu chỉ kể những người tôi nhớ được. Thủ và Qượt vào học khóa sĩ quan Hải quân
Nha Trang khóa 11 vào năm 1961 và lại gặp tôi ở đó. Nhiều người theo nghiệp y
khoa như Đoàn Yến, Hồ Thanh Diệp. Sau khi đổ bác sĩ Yến mở phòng khám bệnh tại
Nha Trang và thường khám cho cá nhân tôi và gia đình. Sau này cùng tị nạn tại
Hoa Kỳ Yến mở phòng mạch tại
Anh
Đoàn Lu, theo ngành sư phạm và vài năm sau trở về dạy các lớp đệ nhị cấp thay
thế các giáo sư quân nhân bán thời như chúng tôi (*).
Những
lớp tôi phụ trách thuộc ban toán nên ít nữ sinh. Tại Võ Tánh có cô Anh, cô Cẩm
Vân và cô Vân Nhương. Tại trường Văn Hóa Quân Đội có cô Minh Châu và cô Tím,
đều là những nữ sinh học giỏi. Qua Minh Châu tôi biết ông cụ thân sinh của cô,
một nhà cách mạng từng hoạt động với tướng Nguyễn Sơn hồi kháng chiến chống
Pháp, và vẫn giữ quan hệ với ông cụ cho đến khi ông cụ qua đời tại quận Cam. Bà
cụ cũng qua đời không lâu sau ông cụ. Cô Tím đối với tôi như một người em gái,
thường đến cho quà mấy đứa con của tôi. Xong Tú tài II, Tím vào học ban văn
chương, đại học Văn Khoa. Năm 1973 tôi gặp Tím trong một chuyến bay Nha Trang-
Sàigòn của hãng Air Việt
Còn một người học trò nữa
mà không nhắc tới là một thiếu sót không tha thứ được. Cô Phương Thảo. Nói cô
là học trò thì thật là “nói dốc như con
trai xứ Huế” vì cô học cùng lớp với tôi chỉ khác Ban. Xuất thân học trò Đồng
Khánh, lên đệ nhị cấp chuyển sang Khải Định học ban A, trong khi tôi học ban B.
Tôi gặp Phương Thảo tại chùa Linh Mụ. Bà Viên mẹ Phương Thảo là cư sĩ xuất gia
tình nguyện lên chùa lo cơm nước cho ôn Thích Đôn Hậu. Mùa hè năm 1953 vừa học
xong đệ tam tôi cũng theo Mẹ lên chùa tu học và chơi với chú Bình (sau này trở
thành Hòa Thượng Thích Trí Chơn tu tại Phật Học Viện ở Sepulveda, Los Angeles
và đã viên tịch)
(Phương Thảo - họa sĩ Hoàng
Thuyên)
họa theo hình chụp ngày
Bà
Viên nhờ tôi chỉ toán cho Phương Thảo tại chùa Linh Mụ mỗi tối tại căn nhà
ngang nơi hậu viện của chùa. Và cái hình ảnh của cô học trò ban A đó vẫn mãi
mãi trong tôi. Chúng tôi lập gia đình đầu năm 1960 sau khi tôi đi học ở Pháp
trở về. Ngày đám cưới có Trương Quang Cảnh và Vương Hữu Cáp là hai bạn cùng lớp
tham dự.
Chuyện
học trò cũ cũng có những khúc mắc khó hiểu khác. Năm 2001 tôi về thăm Việt
Cuộc
đời của tôi cứ chằng chịt như vậy với nghề dạy học dù không phải là một thầy
giáo chuyên nghiệp trong bất cứ cái nghĩa nào, và có thể nói đời sống tôi sẽ
khác đi nhiều nếu không có quãng đời dạy học đó.
Nhưng
nếu vậy thì cái số ở đâu? Số tôi là số dạy học và đời sống tôi được đan lên đan
xuống với một số học trò, nam cũng như nữ. Nhưng tôi vẫn không phải là giáo sư.
Tôi
có cảm tưởng học trò của tôi chưa xem tôi là thầy của họ. Tôi chỉ là thầy giáo
tài tử chứ không phải thầy giáo chính quy. Bằng chứng học sinh Nha Trang Khánh
Hòa rất tích cực trong việc tổ chức ái hữu, họp hành hằng năm. Nhưng ít khi họ
nhớ đến tôi, trong khi họ không quên những thầy cô xuất thân trường sư phạm như
thầy Hoàng Thuyên, thầy Ngô Đức Diễm, cô Kim Thành, cô Diệu Trang … hoặc những
thầy cô mới vào đời đã xung phong vào nghề dạy học như thầy Bùi Ngoạn Lạc, cô Thanh Trí … Thiếu những thầy
Thuyên, thầy Diễm, thầy Lạc, cô Kim Thành, Thanh Trí, Diệu Trang … hội của họ
sẽ không còn là hội cựu học sinh Nha Trang, Khánh Hòa. Nhưng thiếu tôi thì
chẳng sao, cái ông thầy hay mặt quân phục trắng, xuất hiện bất thường như hồn
ma bóng quế.
Viết
những dòng chữ này tôi không trách các bạn học sinh Võ Tánh và trường Nữ Nha
Trang đâu. Có vậy nó mới thành cái lá số tử vi của tôi là ghét của nào trời
trao của đó, và đã chối bỏ thì dù phải làm cũng không đáng được cái vinh dự
hoàn toàn của nghề dạy học cao quý và nhiều hy sinh.
“Bắt phong trần phải phong trần”
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Truyện Kiều - Nguyễn Du
Đó là lẽ cân bằng của trời đất!
Trần Văn Sơn
(*)
Bài này viết năm 2005, khi đó tôi đã nhớ nhầm trong số học trò tôi ở trường Võ
Tánh sau trở về dạy thay tôi có anh Nguyễn Đức Minh.
Thật ra anh Nguyễn Đức Minh học xong đệ nhị tại Võ Tánh thì hết lớp phải vào
Sàigòn học đệ nhất. Đến khi các lớp đệ nhất mở
tôi mới được mời đến dạy giờ. Dòng ghi chú này để đính chính và cũng để xin lỗi
anh Nguyễn Đức Minh (July 26, 2013)
Trần Văn Sơn
|
http://www.tranbinhnam.com |